Thực phẩm bẩn: “Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa ngày càng ngắn”

Chưa bao giờ an toàn thực phẩm (ATTP) lại trở nên đáng lo ngại như lúc này. Nói đến thực phẩm, ai nấy đều sợ bẩn và độc hại. Tình trạng sử dụng tràn lan các loại kháng sinh kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; ngâm hóa chất độc hại không rõ nguồn gốc làm đẹp sản phẩm càng làm cho người dân thêm hoang mang.
Chưa bao giờ an toàn thực phẩm (ATTP) lại trở nên đáng lo ngại như lúc
này. Nói đến thực phẩm, ai nấy đều sợ bẩn và độc hại. Tình trạng sử dụng
tràn lan các loại kháng sinh kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi và
nuôi trồng thủy sản; ngâm hóa chất độc hại không rõ nguồn gốc làm đẹp
sản phẩm càng làm cho người dân thêm hoang mang.

Thật bất an
khi Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh lên tiếng cảnh báo: “Con đường từ
dạ dày tới nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ trở nên ngắn và
dễ dàng đến thế!”.

– “Đi đâu cũng sợ không biết mua cái
chi về ăn. Rau thì phun thuốc trừ sâu, còn thịt thì thấm những chất bảo
quản. Mình nhiều lúc trúng thịt họ bôi thuốc mình đâu có biết. Rất là
lo…”

– “Tất cả các thứ mà chúng ta đang dùng hiện nay hầu hết là
bẩn, chúng ta đều biết chuyện đó, nhưng bởi vì nhu cầu sinh tồn nên
chúng ta không thể không dùng được. Vấn đề là dùng ít hay dùng nhiều
thôi”

– “Vừa qua thông tin măng, dưa cải nhiễm chất vàng ô, tôi
cũng giật mình. Chắc chắn trong người tôi cũng có chất vàng ô rồi. Không
biết đó là sạch hay là dơ nhưng mà vẫn cứ ăn. Ăn xong rồi từ từ chết
gọi là chết đúng quy trình”.

– “Đi đâu cũng sợ không biết mua cái chi về ăn. Rau thì phun thuốc trừ sâu, còn thịt thì thấm những chất bảo quản. Mình nhiều lúc trúng thịt họ bôi thuốc mình đâu có biết. Rất là lo…”
– “Tất cả các thứ mà chúng ta đang dùng hiện nay hầu hết là bẩn, chúng ta đều biết chuyện đó, nhưng bởi vì nhu cầu sinh tồn nên chúng ta không thể không dùng được. Vấn đề là dùng ít hay dùng nhiều thôi”
– “Vừa qua thông tin măng, dưa cải nhiễm chất vàng ô, tôi cũng giật mình. Chắc chắn trong người tôi cũng có chất vàng ô rồi. Không biết đó là sạch hay là dơ nhưng mà vẫn cứ ăn. Ăn xong rồi từ từ chết gọi là chết đúng quy trình”.

Chỗ nào cũng có thực phẩm “tắm” hóa chất

Gần 22 giờ đêm, chúng tôi đột nhập cơ sở giết mổ ở xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Đây như một trại tập kết, bò tuềnh toàng nằm sát bờ sông. Bên trong, mấy chảo nước to đùng sôi ùng ục, dao thớt vứt lăn lóc trên nền xi măng đầy phân bò, quện với thức ăn bốc mùi nồng nặc.

Những con bò khỏe mạnh bị bơm nước thẳng vào ruột bằng một chiếc ống nhựa dài khoảng 2m trước khi được đưa đi giết mổ. Con bò sau khi bơm nước trọng lượng tăng thêm 5kg. Như vậy, với 10 con được bơm nước như thế, cơ sở này làm lợi tới 50 kg thịt. Với cách làm “sống chết mặc bay” như thế này, ông chủ cơ sở bỏ túi cả chục triệu đồng một đêm.

Một người làm công ở đây “hồn nhiên” nói rằng, các cơ sở giết mổ trên địa bàn đều làm như vậy: “Nói chung làm cũng lâu rồi. Thị trường theo như thế. Ví dụ như con bò đó mình coi 100 ký, có người mua tới 105 ký thì phải mua theo, rồi cũng bắt chước bơm thôi chớ có gì đâu. Mọi người đều như vậy, đua nhau thế thôi, chớ không có suy nghĩ. Ví dụ con bò mình bơm vô thì lợi hơn chứ sao không lợi hơn được”.

Còn tại cơ sở sản xuất mỡ ở phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, “quy trình sản xuất mỡ” ở đây không thể bẩn hơn. Khu vực chế biến mỡ khép kín trong 6m2, tối tăm, ẩm thấp nằm cạnh nhà vệ sinh và hố ga hôi thối. Dụng cụ chế biến mỡ cáu bẩn, có cái đã bị hoen rỉ.

Trên nền nhà ẩm ướt nhầy nhụa rác bẩn và mỡ trơn trượt là những bao tải đựng mỡ không rõ nguồn gốc xuất xứ chưa kịp chế biến đang bốc mùi ôi thiu, ruồi nhặng bu kín. Bên cạnh đó là 12 bao mỡ nước, chứa khoảng 50kg đến 100kg tóp mỡ đen bẩn chuẩn bị tung ra thị trường. Theo các chuyên gia về an toàn thực phẩm, dầu mỡ cháy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra chất độc hại, có nguy cơ gây bệnh ung thư.

Bây giờ, thực phẩm không an toàn tràn ngập khắp mọi nơi. Chất vàng ô, chất tạo nạc, thuốc trừ sâu, kháng sinh kích thích tăng trưởng, hóa chất độc hại… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người đã xộc thẳng vào bữa ăn từng gia đình. Hằng ngày, những người sản xuất, chế biến, mua bán thực phẩm độc hại cứ “vô tư” vi phạm ATTP.

Hãy nghe người kinh doanh nói về việc “tắm” hóa chất cho thực phẩm như thế này: “Phẩm màu bán tràn lan trên thị trường, cái chi họ cũng dùng hết chứ đâu phải măng với dưa cải đâu. Họ dùng được thì tôi cũng bắt chước dùng được. Thế thôi!”.

“Cái màu đó bỏ vô con ruốc nó ngả màu đỏ đỏ đẹp lắm, nếu không có thì con ruốc nó ngả màu trắng. Còn có độc hay không thì không biết được”.

Theo bác sĩ Nguyễn Tấn Hải, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng thì các phẩm màu công nghiệp mà các bà bán măng, dưa cải, ruốc tươi vừa nói, nếu tiếp xúc sẽ gây dị ứng hoặc làm mẩn ngứa da; qua đường hô hấp sẽ gây ho, ngứa cổ, khó thở, tức ngực; qua đường tiêu hóa sẽ gây nôn mửa, có hại cho gan và thận.

Bác sĩ Nguyễn Tấn Hải nói rõ, nếu các chất đó tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ gây tác hại đối với gan, thận, hệ sinh sản, hệ thần kinh cũng như có thể gây ung thư. Nếu dùng số lượng nhiều bị ngộ độc cấp, kích ứng phổi, ho, dẫn đến viêm phổi; nếu hơn nữa sẽ bị tiêu chảy, viêm dạ dày. Đó là cấp tính. Nếu dùng lâu dài, đặc biệt bà con hay nhuộm thực phẩm  độc vô cùng vì chất này ngấm trong tế bào, ngấm thẳng vô nhân tế bào, gây đột biến, ung thư.

Nỗi lo sợ của người dân ngày một tăng lên khi nhìn quanh, nơi nào cũng thấy thực phẩm không an toàn. Bò bơm nước tăng ký; heo ăn chất tăng trọng, tạo nạc; rau ngâm thuốc trừ sâu xanh mướt; ruốc nhuộm RhodamineB đẹp màu, thịt bò ôi thiu ngâm tẩm nhiều ngày trong hóa chất trở thành món bò khô bắt mắt; hải sản làm tươi trắng bằng cách ngâm u rê, javen trước khi đến tay người tiêu dùng; trái cây bơm hóa chất để chín nhanh, chín đều…

Tất cả những thực phẩm gây hại cũng được bày bán công khai ở khắp các chợ từ nông thôn đến thành thị. Nguy cơ ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng có thể xảy ra bất cứ lúc nào và không chừa một ai.


Nhiều nơi 100% cơ sở đều sử dụng kháng sinh

Một thực tế nhức nhối là nhiều người chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đã lạm dụng kháng sinh kích thích vật nuôi tăng trưởng, ngăn chặn một số bệnh và tăng hiệu quả kinh tế. Kháng sinh tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi, khi con người ăn phải cũng có nguy cơ làm tăng sức đề kháng thuốc, gây hiện tượng nhờn thuốc và người mắc bệnh khó khăn hơn trong việc chữa trị.

Ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, việc sử dụng chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi hiện nay khá phổ biến. Trong đó, có nhiều loại kháng sinh bị cấm hoặc hạn chế sử dụng.

Trong một báo cáo vừa được công bố, qua kiểm tra 714 hộ nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh: Bạc Liêu, Bến Tre, Đồng Tháp và An Giang, thì có đến 66% số hộ có sử dụng kháng sinh. Hậu quả của việc lạm dụng chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là hàng trăm tấn tôm, cá ba sa, cá tra xuất khẩu bị trả về vì có lượng tồn dư kháng sinh vượt mức cho phép.

Những lô hàng không xuất khẩu được lại tuồn ra chợ, “đầu độc” chính người dân của mình. Kết quả điều tra dư lượng kháng sinh trong chăn nuôi lợn tại 5 tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Thái Bình và Nam Định cũng khiến nhiều người giật mình, khi 100% cơ sở đều sử dụng kháng sinh.

Ông Đàm Xuân Thành cảnh báo: “Kháng sinh có rất nhiều loại, riêng dùng cho động vật có đến 51 loại kháng sinh đã được lưu hành. Nguồn lực chúng ta có hạn. Trên cơ sở đánh giá việc sử dụng nhiều nguyên liệu kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, trong chăn nuôi và sử dụng kháng sinh mà các nước cảnh báo, chúng tôi đề xuất tăng cường thanh tra đột xuất hành vi nhập khẩu, buôn bán, sử dụng. Việc sử dụng kháng sinh là cần thiết, nhưng chúng ta sử dụng như thế nào để không tồn dư, không tạo ra ḍòng vi khuẩn kháng lại kháng sinh. Tổ chức Y tế Thế giới có nói nếu không thận trọng hôm nay thì ngày mai người sử dụng không có thuốc chữa”.

Chất vàng ô, chất tạo nạc, thuốc bảo quản, thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng… trở thành nỗi ám ảnh trong bữa ăn của từng người dân. Những người sản xuất, chế biến, kinh doanh có thể biết, hoặc chưa biết mức độ độc hại của những loại hóa chất mà họ sử dụng trong việc biến thực phẩm ôi thiu thành thực phẩm bắt mắt để tăng thêm lợi nhuận.

Cứ thế, họ đã, đang và sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây nguy hại sức khỏe người dân bởi những thực phẩm không an toàn. Thật đúng như câu nói đầy ấn tượng của Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh rằng, “Con đường từ dạ dày tới nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ trở nên ngắn và dễ dàng đến thế!”./.
——

Tham khảo thêm cây thuốc chữa bệnh dạ dày ở đường link dưới:
http://www.trieuchungdaudaday.com/2014/08/dau-da-day.html


Đau dạ dày hãy dùng TRÀ DÂY THẢO NGUYÊN
Gọi ngay 0978 957 844, 01212 39 79 88

Viết một bình luận