NHỮNG KIỂU ĂN HẠI DẠ DÀY NHẤT

– Ăn trước khi ngủ: ăn xong đã vội đi ngủ, thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày.

– Ăn không đúng bữa: Dạ dày tiết acid theo đồng hồ sinh học của cơ thể, nếu bạn không ăn theo một giờ cố định, lượng acid dịch vị không có gì để tiêu hóa ấy sẽ gây viêm loét dạ dày.

– Ăn quá nhanh: Khi lượng thức ăn “nạp” vào quá nhanh, dạ dày không kịp tiết dịch và không kịp co bóp cho quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ gây đầy hơi, khó tiêu, …

– Vừa ăn vừa làm việc: Thói quen vừa ăn vừa làm việc có nguy cơ đau dạ dày gấp 3 lần những người khác. Khi làm việc, một lượng lớn máu sẽ được “huy động” tới trung khu thần kinh để phục vụ cho các hoạt động trí não sẽ làm giảm lượng máu cung cấp cho dạ dày để thực hiện quá trình tiêu hoá.

– Ăn lạnh: Thức ăn hoặc đồ uống lạnh khi ăn uống vào sẽ làm giảm nhiệt độ ở dạ dày, khiến cho các mạch máu trong dạ dày bị co lại làm giảm khả năng co bóp và tiết men tiêu hóa thức ăn.

– Ăn chua – cay – nóng: Các thức ăn chua, có vị cay nóng nhiều sẽ kích thích việc tiết acid dạ dày, làm hỏng lớp niêm mạc, ăn thường xuyên có thể gây ra viêm loét hoặc xuất huyết dạ dày.

– Uống bia rượu: Chất cồn có trong bia rượu sẽ phá hoại lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.

– Hút thuốc: Chất nicotine trong thuốc lá có thể làm thu hẹp các mạch máu ở thành dạ dày, làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày.

– Hay dùng thuốc giảm đau: Tác động của thuốc giảm đau sẽ làm mỏng lớp niêm mạc dạ dày, gây viêm hoặc chảy máu dạ dày.

– Ăn uống không vệ sinh: Thức ăn không vệ sinh, nhiều người gắp chung thức ăn, vợ chồng, mẹ con uống ăn chung muỗng, uống chung ly, …, là yếu tố lây nhiễm vi khuẩn Hpylori – chiếm đến 90% trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng ở nhiều nước thế giới và khiến ta mắc các căn bệnh về đường ruột như viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày, đầy bụng, buồn nôn,…

Bệnh đau dạ dày thường chuyển sang thành mãn tính, hay tái đi tái lại. Khi đã mắc bệnh sẽ phải kiêng cữ khá nhiều trong việc ăn uống, ngay cả sau khi đã chữa trị, để giúp dạ dày có thể hoạt động tốt trở lại và hạn chế sự tái phát.

Bên chế độ ăn uống, người đau dạ dày cần chọn cho mình một pháp đồ điều trị an toàn và hiệu quả. Hiệu quả để có thể trị dứt điểm căn bệnh đau dạ dày, để tránh mới trị xong tháng trước tháng sau đã đau lại. An toàn để không phải vừa uống thuốc vừa lo lắng các tác dụng phụ của thuốc như rất nhiều người gặp phải, khi dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm tiết acid, thuốc giảm đau, …

Các loại thuốc này dùng lâu dài, nhất là với người hay bị tái lại sẽ dễ bị loạn khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa, tổn thương gan thận, loãng xương, suy giảm khả năng tình dục, …, tránh việc chưa trị khỏi bệnh này đã sang bệnh khác.

Để tránh việc dùng thuốc lâu dài và phải chịu những tác dụng không mong muốn của thuốc tây, người bị đau dạ dày nên tham khảo các sản phẩm thực phẩm từ thiên nhiên Trà Dây Thảo Nguyên

Cây chè dây là loại cây mọc nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc, là vị
thuốc được dùng phổ biến tại các tỉnh miền núi, nhất là với người dân
tộc Nùng. Người Nùng gọi vị thuốc này là Thau rả, tiếng Tày gọi là Khau
rả… dùng như một vị thuốc quý chữa bệnh dạ dày hiệu quả.

Ngoài công dụng chữa bệnh dạ dày, cây chè dây còn ó tác dụng giải độc
gan theo cơ chế chống oxy hóa khử gốc tự do và an thần rất tốt. Người
bệnh có thể dùng vị thuốc này để chữa bệnh rất hiệu quả, an toàn mà
không lo gặp phải tác dụng phụ. Cây không chứa độc tố nên không gây ra
các tác dụng phụ như đầy bụng, nôn mửa hoặc khó chịu, mệt mỏi, nhức đầu
hoặc các biểu hiện dị ứng.

Viết một bình luận