CHẾ BIẾN NHỮNG MÓN ĂN TỐT CHO NGƯỜI ĐAU DẠ DÀY

Bệnh dạ dày là một căn bệnh phổ biến của nước ta hiện nay, chính vì mức độ phổ biến vậy nên ai cũng có thể là nạn nhân của căn bệnh này. Đau dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân nhưng theo thống kê thì nguyên nhân chính là ăn uống không hợp lý. Bệnh gây nên những cơn đau khó chịu làm cho bệnh nhân mỗi khi tới bữa ăn như cảm thấy cựa hình. Nhưng để hạn chế vấn để này một cách cấp thiết nhất. Người bệnh có thể tham khảo một số món ăn giúp giảm các cơn đau dạ dày một cách hiệu quả ngoài ra còn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể có sức đề kháng tốt nhất. Cùng tìm hiểu các món ăn tốt cho người đau dạ dày qua bài viết dưới đây.

1. Dạ dày lợn

Thành phần: Rễ cây quất vàng 30g rửa sạch, thái đoạn, dạ dày lợn 150g thái miếng, hầm cả hai thứ cho chín rồi chế thêm gia vị, ăn dạ dày, uống nước hầm.

Công dụng của món ăn này: chữa trị vùng thượng vị đau trướng, lan ra hai bên mạng sườn, không thích xoa nắn, nếu ấn vào thì đau tăng, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, ăn khó tiêu, nếu ợ hơi hoặc trung tiện được thì dễ chịu, đại tiện không thông khoái.

2. Cá diếc
Thành phần: Cá diếc tươi 250g, gừng tươi 30g, quất bì 10g, hạt tiêu 3g. Cá đánh vẩy, bóc mang, bỏ nội tạng và rửa sạch; gừng rửa sạch, thái phiến, quất bì thái chỉ.
Dùng vải lụa gói gừng, quất bì và hạt tiêu rồi nhét vào bụng cá, cho nước vừa đủ, hầm nhỏ lửa, ăn cá, uống nước khi đói bụng.

Công dụng: Dùng chữa trị đau bụng thành cơn, sợ lạnh, thích ấm nóng.


3. Canh đu đủ nấu sườn
Thành phần: Đu đủ 1 quả, lạc 150g, sườn 500g, táo tàu 9 quả, gia vị vừa đủ.

Cách làm: Đu đủ gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng. Lạc ngâm 30 phút. Sườn rửa sạch, táo tàu bỏ hạt. Tất cả nguyên liệu cho vào nồi, đun lửa to với lượng nước vừa đủ, khi sôi chuyển ninh lửa nhỏ trong 3 tiếng, sau đó nêm gia vị vừa miệng.

Tác dụng: Thanh nhiệt, kiện tì thông tiện, có tác dụng dưỡng sinh tư nhuận, làm giảm nhẹ triệu chứng đối với những bệnh như viêm dạ dày mạn tính, viêm trực tràng, các vấn đề về hệ tiêu hoá.


4. Cháo hạt sen
Thành phần: Hạt sen 20g, khiếm thực 30g, gạo 30g, một ít đường trắng.

Cách làm: Hạt sen bỏ tim ngâm trong nước độ 1 giờ đồng hồ, rồi cho hạt sen, khiếm thực và gạo vào nồi cùng nước nấu thành cháo, khuấy đều, thêm đường trắng.
Tác dụng: Món cháo này có tác dụng bổ ích tỳ vị.

5. Cháo kê, lạc, đậu đỏ
Thành phần: Kê 50g, lạc 50g, đậu đỏ 30g, đường phèn lượng vừa đủ.

Cách làm: Ngâm kê, lạc và đậu đỏ trong 4 tiếng, sau đó rửa sạch. Cho lạc và đậu đỏ vào nồi cùng lượng nước vừa đủ, đun lửa to cho sôi, rồi chuyển lửa nhỏ trong 30 phút. Sau đó cho kê vào đun cùng tới khi chín nhừ, thêm đường phèn nêm vừa miệng.

Công dụng chữa bệnh: Kê vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải độc, kiện dạ dày, trừ thấp, hoà vị, hỗ trợ giấc ngủ… Món ăn này thích hợp với người bị nóng trong hay người bị suy nhược tì vị. Người kém ăn dùng món cháo kê không chỉ giúp dưỡng dạ dày, mà còn có công hiệu hỗ trợ hệ tiêu hoá, chống buồn nôn, ợ chua.

Chè dây còn có nhiều tên gọi khác là cây chè hoàng gia, cây song nho có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis thuộc loại dây leo mọc chủ yếu ở các vùng núi
chè dây có chứa hợp chất Flavonoid, có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa và có thể cầm máu. Những bộ phận được sử dụng của chè dây là hoa lá và cành. Sử dụng càng nhiều lá càng tốt
chè dây có tác dụng kháng khuẩn có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuân HP (Helicobacter Pylori) gây đau dạ dày.
Chè dây có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi thấp nên đồng bào các dân tộc miền núi thường dùng để chữa các chứng đau bụng. Loại chè này dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu bị đau dạ dày cấp được chẩn đoán có vi khuẩn HP thì nên kết hợp điều trị bằng Tây y với sử dụng trà dây sẽ có được tác dụng chữa trị tốt nhất

Viết một bình luận