Bạn gặp các triệu chứng: đau nóng rát, đau quặn, ợ hơi, đầy bụng, buồn nôn, táo bón…
Bạn đã dùng nhiều phác đồ kháng sinh nhưng các ổ loét trở nên trơ, chậm đáp ứng, và vẫn còn HP+
Bạn đã dùng các giải pháp từ thiên nhiên như nghệ mật ong và các sản phẩm khác nhưng không hiệu quả hoặc có thì rất ít.
BẠN CÓ BIẾT?
Bệnh mang tính chất mạn tính có các đợt tiến triển
Bệnh thường gặp tuổi: 30-50, chiếm 70% ở người trưởng thành, ngày càng trẻ hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Bệnh có khả năng tái phát tới 83, 9% nếu thường xuyên rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích.
Trường hợp nếu diệt sạch HP thì tỷ lệ tái phát bệnh tối đa cũng chỉ được 2 năm
Nếu không chữa trị kịp thời dễ gây biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng: Xuất huyết tiêu hóa, thủng ổ loét, hẹp môn vị, ung thư hóa ổ loét…
Bệnh loét tá tràng gặp nhiều gấp 4 lần loét dạ dày, nhưng loét tá tràng thường là loét lành tính còn loét dạ dày một số trường hợp diễn biến đến ác tính. Nếu bệnh không được can thiệp điều trị triệt để có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như:
Xuất huyết tiêu hóa (chiếm 25% trong loét dạ dày): nôn ói ra máu tươi hay đi tiêu phân màu đen mùi rất hôi… đây là tình trạng nguy cấp có thể ảnh hưởng tính mạng.
Thủng ổ loét (hay xảy ra trong loét tá tràng nhưng tỷ lệ tử vong ít hơn thủng dạ dày 3 lần): đau bụng dữ dội, bụng gồng cứng, sốt, tim đập nhanh, huyết áp hạ thấp… đây cũng là tình trạng nguy cấp ảnh hưởng tính mạng
Hẹp môn vị
Ung thư dạ dày (Ít khi xảy ra cho loét tá tràng trong khi 90% loét dạ dày bờ cong nhỏ đều có khả năng hóa ung thư): là tình trạng khá phổ biến ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính.
là chưa đủ
Hiện nay, các yếu tố được coi là chủ đạo khiến căn bệnh trở nên mạn tính:
Người bệnh nhờn phác đồ điều trị kháng sinh: Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng mạn tính thường được điều trị theo phác đồ kháng sinh có thể sau phác đồ 7 hoặc 14 ngày, các triệu chứng đã thuyên giảm, nhưng có những bệnh nhân chỉ được 1 thời gian thì các triệu chứng lại tái phát trở lại. Sau đó người bệnh tiếp tục đi nội soi tìm nguyên nhân và thay đổi phác đồ điều trị mới, nhưng bệnh vẫn tái phát. Tình trạng này lặp đi lặp lại trong nhiều năm gây loét dạ dày, tá tràng mạn tính và nhờn phác đồ điều trị kháng sinh.
Người bệnh lạm dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm kéo dài như Nsaid, corticoid… hay các nguyên nhân nội tiết như: đái tháo đường, hạ đường huyết, xơ gan…, yếu tố di truyền, cùng mắc bệnh lý của cơ quan khác như: xơ gan, viêm gan mạn, u tụy…
Ngoài ra, yếu tố thúc đẩy bệnh loét dạ dày tá tràng tiến triển mạn là do bệnh nhân không kiêng khem được như: ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng, ăn vội vàng, nhai không kỹ, ăn không đúng bữa, ăn quá khuya, lúc ăn thì quá no, lúc nhịn đói quá lâu. Uống nhiều rượu bia, nghiện thuốc lá hay stress căng thẳng.
Trong đó nguyên nhân chính là xoắn khuẩn HP chưa được tiêu diệt hết trong dạ dày. Tuy nhiên hiệu quả điều trị HP bằng phác đồ kháng sinh luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi từ nhiều năm qua, thực tế vi khuẩn HP đã kháng hầu như rất nhiều các loại thuốc. (Theo thống kê, ở Việt nam tỉ lệ kháng thuốc như sau: Kháng Clarithromycin 30 – 38%; Kháng Metronidazole 59,8% – 91,8%; Kháng Amoxicillin 23,7%; Kháng Tetracycline 9,2 – 55,9%).
=> Do đó sử dụng phác đồ kháng sinh có thể loại bỏ HP hoặc không, hoặc HP tấn công trở lại sau một thời gian ngắn nên tỷ lệ tiêu diệt HP triệt để rất thấp. Hơn nữa bệnh nhân phải thay đổi phác đồ kháng sinh liên tục, sử dụng kéo dài gây nhờn thuốc, dị ứng và tác dụng phụ không mong muốn.
Vì vậy, nếu điều trị được HP thì viêm loét dạ dày tá tràng không bị tái phát, tỉ lệ ung thư dạ dày giảm 6-7 lần (do Robin Waren (68 tuổi) cùng đồng nghiệp là Barry J. Marshall (54 tuổi), đã đoạt giải Nobel y học năm 2005 nhờ phát hiện ra Helicobacter Pylori (HP)).
Các dược liệu kinh điển khác trong trị loét dạ dày tá tràng
Trong hàng trăm loại dược liệu có tác dụng chữa viêm loét dạ dày tá tràng, các dược liệu kinh điển được các lương y khuyên dùng và thực tế chữa bệnh hàng trăm năm là:
Curcumin phytosome (công nghệ độc quyền của Idena – Ý) có cơ chế tích cực tiêu diệt vi khuẩn HP, kích thích khả năng tái tạo niêm mạc dạ dày làm liền nhanh vết loét.
Lá khôi tía: chống viêm, ức chế vi khuẩn Hp, làm se nhanh lành vết loét.
Ô tặc cốt: trung hòa acid dịch vị giảm yếu tố gây loét, giảm đau
Cam thảo: chống viêm, kích thích sinh lớp màng nhầy bảo vệ vết loét
Mộc hương: trị chứng đầy bụng, khó tiêu, tăng cường chức năng tiêu hóa.
Piperine: làm tăng khả năng hấp thu của Curcumin lên tới 2000% .
ngoài ra còn có Trà Dây Thảo Nguyên
Chè dây còn có nhiều tên gọi khác là cây chè hoàng gia, cây song nho có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis thuộc loại dây leo mọc chủ yếu ở các vùng núi
chè dây có chứa hợp chất Flavonoid, có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa và có thể cầm máu. Những bộ phận được sử dụng của chè dây là hoa lá và cành. Sử dụng càng nhiều lá càng tốt
chè dây có tác dụng kháng khuẩn có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuân HP (Helicobacter Pylori) gây đau dạ dày.
Chè dây có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi thấp nên đồng bào các dân tộc miền núi thường dùng để chữa các chứng đau bụng. Loại chè này dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu bị đau dạ dày cấp được chẩn đoán có vi khuẩn HP thì nên kết hợp điều trị bằng Tây y với sử dụng trà dây sẽ có được tác dụng chữa trị tốt nhất