Thiếu máu do loét dạ dày, cách nào để trị?

Loét dạ dày tá tràng là một bệnh rất thường gặp, đây là hiện tượng phá hủy cục bộ niêm mạc dạ dày. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, thủng, hẹp môn vị, loét ung thư hoá… Ngoài ra, bệnh còn gây thiếu máu do giảm hấp thu vitamin B12. Nhưng bổ sung vitamin B12 như thế nào là điều cần lưu ý.

Vì sao phải dùng vitamin B12 đường tiêm?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu như thiếu máu do dinh dưỡng, thiếu máu do bệnh lý cơ quan tạo máu, thiếu máu do tan máu… trong đó thiếu máu dinh dưỡng (tức là thiếu các nguyên liệu cần thiết cho quá trình tạo máu như sắt, vitamin B12, acid folic, magie, kẽm, đồng, coban…) là nguyên nhân thường gặp nhất.
Trong đó, vitamin B12 là tên chung chỉ các cobalamin hoạt động trong cơ thể như cyanocobalamin, hydroxocobalamin…, chúng có nhiều trong thịt động vật như cá, trứng, gan… Ngoài ra, trong cơ thể người được tổng hợp một lượng nhỏ nhờ một số vi khuẩn ở ruột.
Hình ảnh dạ dày bị loét.
Vitamin B12 được hấp thu qua đường tiêu hoá hoặc qua đường tiêm, trong đó đáng chú ý là muốn hấp thu được qua đường tiêu hóa thì cần phải có một yếu tố nội của cơ thể (là một glycoprotein do tế bào niêm mạc dạ dày tiết ra) chính vì vậy ở người bị viêm loét dạ dày mạn tính dễ dẫn đến thiếu vitamin B12 . Đây là lý do vì sao bác sĩ cho bạn dùng vitamin B12 đường tiêm chứ không phải đường uống.

Các cobalamin đóng vai trò quan trọng là các coenzym đồng vận chuyển tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng, trong đó đáng chú ý là quá trình chuyển hóa acid folic và tổng hợp ADN nên rất cần cho sự tổng hợp sinh hồng cầu. Ngoài ra, cobalamin còn tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid và hoạt động bình thường của hệ thần kinh. Vì vậy, khi thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu hồng cầu to, viêm đa dây thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn vận động khu trú ở chân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu vitamin B12 như trong bệnh Biermer, sau cắt đoạn dạ dày ruột, hội chứng kém hấp thu, xơ gan, viêm gan mạn, phụ nữ có thai hoặc sau dùng một số thuốc như neomycin, sodanton…
Vitamin B12 được chỉ định dùng trong các trường hợp thiếu máu nhất là thiếu máu hồng cầu to, viêm và đau dây thần kinh, dự phòng thiếu máu ở người bị cắt dạ dày hoặc viêm ruột mạn. Ngoài ra có thể kết hợp với các vitamin khác trong các trường hợp cơ thể suy nhược, suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai, cho con bú. Chú ý thuốc không được dùng cho người bệnh ung thư, người mẫn cảm với thuốc.
Trị loét dạ dày bằng cách nào?
Loét dạ dày tá tràng thường do các yếu tố tấn công như tăng acid HCl, pepsin, vi khuẩn Hp, bệnh có xu hướng tăng lên ở những người dùng nhiều chất kích thích như rượu, bia… Trước đây, bệnh được coi là khó chữa và gây ra các biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, thủng, hẹp môn vị, loét ung thư hoá…  Trị khỏi chứng loét dạ dày là một trong những biện pháp giúp cơ thể hấp thu thức ăn, vitamin tốt hơn nhằm tránh tình trạng thiếu máu. 
Chè dây còn có nhiều tên gọi khác là cây chè hoàng gia, cây song nho có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis thuộc loại dây leo mọc chủ yếu ở các vùng núi. Chè dây có chứa hợp chất Flavonoid, có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa, tác dụng băng se và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Chè dây có tác dụng kháng khuẩn có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuân HP (Helicobacter Pylori) gây đau dạ dày.
Chè dây có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi thấp nên đồng bào các dân tộc miền núi thường dùng để chữa các chứng đau bụng. Loại chè này dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu bị đau dạ dày cấp được chẩn đoán có vi khuẩn HP thì nên kết hợp điều trị bằng Tây y với sử dụng trà dây sẽ có được tác dụng chữa trị tốt nhất.)
Đau dạ dày hãy dùng trà thảo Nguyên

Chè dây còn có nhiều tên gọi khác là cây chè hoàng gia, cây song nho có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis thuộc loại dây leo mọc chủ yếu ở các vùng núichè dây có chứa hợp chất Flavonoid, có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa và có thể cầm máu. Những bộ phận được sử dụng của chè dây là hoa lá và cành. Sử dụng càng nhiều lá càng tốt.chè dây có tác dụng kháng khuẩn có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuân HP (Helicobacter Pylori) gây đau dạ dày.Chè dây có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi thấp nên đồng bào các dân tộc miền núi thường dùng để chữa các chứng đau bụng. Loại chè này dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu bị đau dạ dày cấp được chẩn đoán có vi khuẩn HP thì nên kết hợp điều trị bằng Tây y với sử dụng trà dây sẽ có được tác dụng chữa trị tốt nhất.)

Từ khóa bài viết: thiếu máu và dạ dày, loét dạ dày, trị loét dạ dày, trị dạ dày do thiếu máu
……………
Tham khảo thêm cây thuốc chữa bệnh dạ dày ở đường link dưới:
http://www.trieuchungdaudaday.com/2014/08/dau-da-day.html


>> Làm thế nào để trị dứt điểm triệu chứng đau dạ dày?

Viết một bình luận