Tác dụng chữa bách bệnh của cây lược vàng

Trong dân gian Cây lược vàng trị được rất nhiều bệnh ví dụ như chữa bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, ngăn ngừa và điều trị các khối u trong cơ thể.

Cây lược vàng có thể chữa đau dạ dày không còn gì xa lạ với những người bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy dịch ép từ lá cây lược vàng rất giàu chất kích thích sinh học, có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra cây lược vàng còn được dùng để chữa lành các bệnh về mắt, các vết loét dạ dày, hen suyễn và nhiều bệnh khác. Có nhiều thông tin cho rằng cây lược vàng có thể chữa ung thư dạ dày. Tuy nhiên thông tin này không có cơ sở khoa học.

Hãy nhớ rằng đây chỉ là bài tham khảo chứ không phải nguồn chính xác.

Cây lược vàng có tên tiếng Anh là basket plant (hay còn gọi là cây giỏ), tên Latinh là Callisia fragrans, thuộc họ thài lài. Toàn cây có chứa các chất có hoạt tính sinh học bao gồm flanovoid, steroid, và nhiều khoáng tố vi lượng, có lợi cho sức khỏe. Chất flanovoid có vai trò như vitamin P, có khả năng làm bền mạch máu, và tăng tác dụng của vitamin C. Những hoạt chất kể trên có tác dụng giảm đau, an thần, kháng viêm, hoạt huyết, được dùng để chữa lành vết thương, vết bỏng, vết bầm tím. Mặc dù được ca ngợi là loài cây chữa bách bệnh, tuy nhiên cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh chính xác điều này.

I. Độc tính của cây lược vàng

TS. Trịnh Thị Điệp, đại diện nhóm nghiên cứu về cây lược vàng của Viện Dược liệu cho biết: thử tác dụng chống viêm cấp trên thực nghiệm với liều dùng tương đương với 50g dược liệu tươi/kg thể trọng chuột cho thấy lược vàng không có tác dụng chống viêm, thậm chí cao chiết cồn 50% từ thân lược vàng còn tăng phản ứng viêm. Về khả năng kháng khuẩn, trong 3 chủng vi khuẩn thường gặp, cao chiết của lá và thân lược vàng có tác dụng kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus nhưng phải ở nồng độ rất cao so với kháng sinh

tham chiếu là azithromycin. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cao chiết lá và thân lược vàng còn có độc tính cấp, gây chết chuột thí nghiệm ở liều uống cao tương đương với từ 2.100g-3.000g dược liệu tươi/kg thể trọng. Nếu người dân sử dụng 5-6 lá/ngày thì liều độc gây chết (50%) thì phải gấp 1.000 lần như thế, điều này đồng nghĩa với việc người dân không nên xay cây lược vàng nhiều như rau má để uống. Vì vậy trước khi sử dụng loại cây này làm thuốc hãy nên nghiên cứu thật kỹ.
II. Tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng

1. Cách chữa đau dạ dày:
* Dùng lược vàng + mật gấu trị ung thư dạ dày
50gr lá lược vàng tươi giã nất chắt lấy  nước cốt (hoặc ăn cả bã cũng tốt) + một giọt mật gấu ă sống ngày một lần lúc đói liên tục trong 1 tháng là khỏi bệnh.

2. Tác dụng cây lược vàng với một số bệnh thông thường (theo kinh nghiệm người dùng có thật):

– Bệnh nổi mẩn, ngứa: Vào hè các cháu nhỏ hay bị nổi mẩn ngứa. Lấy lá lược vàng cho các cháu nhai nuốt nước, bã xát vào những chỗ nổi mẩn ngứa 3 lần là khỏi hẳn (trước khi dùng bã để xát phải lau rửa chỗ ngứa cho sạch).


– Bệnh ho khan kéo dài: Mùa đông, các cháu nhỏ hay chạy nhảy lung tung, không giữ ấm cổ nên hay bị ho. Dùng lá lược vàng bắt các cháu nhai kĩ nuốt cả nước lẫn bã cũng 3, 4 lần là khỏi hẳn.

– Bệnh sưng chân răng và nhức răng: Bị sưng mộng răng, nhức nhối, má xưng như lên quai bị… Dùng 3 lá lược vàng nhai kĩ nuốt nước, còn bã đẩy nhẹ vào chỗ chân răng đau ngậm. Một ngày làm 3 lần như vậy (sáng, trưa, tối) trước lúc ăn cơm. Trước khi nhai xúc miệng nước muối pha loãng. Làm như vậy 3 ngày liền, má hết xưng, chân răng không đau nhức nữa!

– Bị côn trùng cắn: Bị côn trùng đốt bị ngứa và có hiện tượng xưng tấy. Hái lá lược vàng nhai nuốt nước, lấy bã chà sát vào chỗ xưng tấy nhiều lần. Sẽ không đau nhức nữa, vầng đỏ cũng không còn..
.
– Bọ rời leo: Bị con “bọ rời leo” làm da nổi phồng rộp gây ngứa khó chịu. Dùng lá lược vàng nhai kĩ nuốt nước, còn bã chà xát lên chỗ nổi phồng rộp thấy khỏi ngứa ngay tức khắc, da khô thành vẩy rồi tự bong…


3. Tác dụng trong việc chữa bệnh đau lưng

Đau lưng là một trong những bệnh thuộc phạm vi chữa trị của cây lược vàng. Nếu bạn đang bị đau lưng thì có thể dùng cây này để chữa trị theo những cách sau:

1. Dạng dùng thông thường là lấy cây tươi rửa sạch, nhai với ít muối, nuốt nước (mỗi lần 2-3 lá)

2. Cắt nhỏ, ngâm rượu, uống (mỗi lần 1/3 chén con), ngày dùng 3 lần.

3. Lấy lá lược vàng ngâm với rượu để xoa bóp bên ngoài cũng rất tốt (khuyến khích)

4. Dạng dầu: dạng dầu này chữa các chứng đau lưng, viêm khớp, cứng khớp hoặc bôi để xoa bóp giảm đau và có thể dùng trị bệnh ngoài da. Các bạn lấy toàn cây lược vàng đem ép lấy dịch, bã còn lại đem phơi khô. Khi đã khô thì bẻ vụn ra ngâm trong dầu ô liu, đậy kín trong khoảng 3 tuần. Sau đó trộn chung và lọc qua gạc mỏng, cho hỗn hợp dầu vào trong lọ thủy tinh màu và cất nơi mát.

Đây là cách thủ công và dễ làm nhất các bạn có thể tham khảo.

5. Dạng thuốc mỡ: Các bạn hãy cắt nhỏ toàn cây lược vàng và nghiền nát. Sau đó trộn với vaselin hoặc kem theo tỷ lệ 1:3, sau đó cho vào lọ đậy kín, bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Với dạng thuốc mỡ này các bạn có thể bôi lên các vùng bị đau nhức hay các trường hợp cứng khớp, viêm khớp hay các vùng da bị tê cóng, bầm tím…

Cây lược vàng chữa bệnh đau lưng là một bài thuốc từ thiên nhiên rất hiệu quả, rẻ tiền và an toàn. Do đó nếu bạn đang bị những cơn đau lưng hành hạ thì đừng ngần ngại mà thử ngay nhé.

4. Tác dụng trong việc điều trị bệnh tiểu đường

Theo kinh nghiệm chữa bệnh tiểu đường với cây lược vàng họ dùng với liều 6 lá/ngày, chia làm 3 lần. Cứ dùng như vậy được 2 tuần lễ thì lại ngưng một tuần, sau đó lại tiếp tục. Kết quả đường huyết rất ổn định.

5. Chữa bệnh gan

Để chữa bệnh gan các bạn có thể làm theo 3 bài thuốc sau đây:
– 50gr lá lược vàng tươi giã nát chắt lấy nước cốt ( hoặc ăn cả bã cũng rất tốt) với 5 giọt dấm ăn làm từ chuối ăn sống có thể trị đầy hơi không tiêu, xơ gan cổ trướng, u gan lành tính,viêm ống dẫn mật, sỏi mật. Dùng liên tục 5 ngày nghỉ 5 ngày sau đó uống tiếp. Có thể uống trong vòng 1 tháng bệnh sẽ có chiều hướng thuyên giảm.

– 50gr lá lược vàng, 50gr cây màng màng ( bòng bong) ngâm với một ít rượu trắng để chỗ mát 1 tháng dùng chữa bệnh ung thư, xơ gan cổ trướng. Cách uống: Uống 2 lần một ngày mỗi lần khoảng 1 muỗng canh nhỏ
– 2 lá lược vàng, 7-9 lá mồng tơi( nam 7, nữ 9 ) giã nhuyễn lấy nước cốt uống vào buổi tối sau khi ăn liên tục từ 5-10 ngày trị các bệnh nóng gan do hỏa vương, viêm gan siêu vi B, C, gan nhiễm mỡ, lở miệng do nóng.

6. Trị vẩy nến bằng cây lược vàng

Trường hợp đầu tiên là Chị Phạm Ngọc B, 45 tuổi, nhà ở tổ 3 thị trấn Kim Bài – Thanh Oai- Hà Nội  bị bệnh vảy nến từ tháng 2/ 2009 và đã đi chữa trị ở khắp nơi từ Bệnh viện Da Liễu Hà Nội tới các phòng khám Đông y nhưng không nơi nào giúp chị chữa khỏi bệnh. Mãi đến tháng 3/2011, một người bạn biết được công dụng của cây lược vàng mới giới thiệu cho chị sử dụng. Thế là từ đó mỗi ngày chị lấy 6 lá lược vàng giã ra

chắt lấy nước chia làm 3 lần uống trước bữa ăn 20 phút. Mặc dù những ngày đầu sử dụng thấy chân các vảy rớm máu rất đau và khó chịu nhưng chị vẫn kiên trì dùng thuốc. Không ngờ chỉ sau hai tháng các vảy bắt đầu rụng hết, vùng da bị bệnh bắt đầu nên da non. Tháng 6/2011 chị bình phục sức khoẻ hoàn toàn , da chân da tay trở lại bình thường, tóc không còn rụng nữa. Hiện giờ chị vẫn tiếp tục sử dụng lược vàng để phòng bệnh tái phát.

7. Cây lược vàng ngâm rượu có tác dụng gì?
* Cách ngâm rượu cây lược vàng
Cắt một đoạn thân cây Lược vàng dài 12 đốt mắc, sắt thành mỏng rồi ngâm với hai xị rượu trắng. bảo quản đậy kín trong thời gian 10 ngày. Nhớ để trong bóng tối.

* Cách uống rượu cây Lược vàng
– Uống trước bữa ăn 30 phút,
– Mỗi lần uống 25 giọt.
– Mỗi ngày uống từ 1 đến 2 lần,
– Mỗi đợt là 10 ngày
– Cứ uống mỗi đợt 10 ngày thì ngưng 7 ngày
– Sau khi ngưng 7 ngày, xong thì tiếp tục uống 7 ngày
– Sau khi ngưng 7 ngày xong thì tiếp tục uống đợt kế tiếp
– Cứ thế uống cho đến khi hết bệnh.

Đau dạ dày hãy dùng Trà Dây Thảo Nguyên

Chè dây còn có nhiều tên gọi khác là cây chè hoàng gia, cây song nho có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis thuộc loại dây leo mọc chủ yếu ở các vùng núi
chè dây có chứa hợp chất Flavonoid, có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa và có thể cầm máu. Những bộ phận được sử dụng của chè dây là hoa lá và cành. Sử dụng càng nhiều lá càng tốt.chè dây có tác dụng kháng khuẩn có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây đau dạ dày.
Chè dây có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi thấp nên đồng bào các dân tộc miền núi thường dùng để chữa các chứng đau bụng. Loại chè này dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu bị đau dạ dày cấp được chẩn đoán có vi khuẩn HP thì nên kết hợp điều trị bằng Tây y với sử dụng trà dây sẽ có được tác dụng chữa trị tốt nhất.)

Viết một bình luận