Thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả tốt nhất.

Dạ dày là một bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người. Chúng thực hiện những chức năng chính như nghiền thức ăn và sử dụng các enzym tiêu hóa trong dịch vị nhằm phân hủy thức ăn. Nhưng đây cũng chính nơi gây nhiều rắc rối cho chúng ta bởi vì nhiều căn bệnh nguy hiểm có thể phát sinh tại dạ dày như đau dạ dày, viêm loét hang vị dạ dày, ung thư dạ dày… Ngày càng có nhiều người mắc phải các chứng bệnh về dạ dày do thói quen ăn uống sinh hoạt không điều độ, hợp lý. Và hiện nay các bệnh về dạ dày ngày càng có nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì thế, người mắc bệnh này cần phải được chữa kịp thời và nhanh chóng.

Các bệnh lý về dạ dày tương đối đa dạng, trong đó phổ biến nhất là bệnh viêm dạ dày. Viêm dạ dày là tình trạng viêm xảy ra ở lớp niêm mạc dạ dày. Triệu chứng thường thấy của viêm loét dạ dày là hiện tượng đau bụng.Cơn đau thường biểu hiện giữa bụng trên rốn, cũng có thể lan hoặc không lan ra sau lưng. Đau thường xuất hiện ngay sau khi ăn khoảng 2-3 tiếng, hoặc khi đang đói mà ăn vào sẽ đau ngay, có khi cơn đau hành hạ bạn vào lúc nửa đêm. Cảm giác đau có thể khác nhau: đau âm ỉ, đau bỏng rát, đau tức bụng, đau quặn từng cơn, cơn đau nặng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể, bạn có thể sẽ cảm thấy tức ngực, đau lưng…. Các triệu chứng khác có thể có liên quan, chẳng hạn như chứng khó tiêu, buồn nôn, nôn, cảm giác đầy hơi. Ngoài ra, nôn ra máu là một dấu hiệu của mức độ nghiêm trọng và nó là biểu hiện của xuất huyết đường tiêu hóaNguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh viêm dạ dày. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây viêm dạ dày:
* Nguyên nhân do lối sống: 
Uống nhiều bia rượu: Chất cồn trong bia, rượu có tác động xấu tới dạ dày. Nó phá hoại lớp nhầy bảo vệ của niêm mạc dạ dày. Đồng thời, chất acetaldehyde sau quá trình chuyển hóa từ men rượu tích tụ trong cơ thể mà không thể chuyển hóa hết thành aceatate sẽ gây tổn thương cho gan. Khi gan bị tổn thương, hoạt động tiêu hóa kém đi dẫn đến dạ dày cũng bị ảnh hưởng và kém đi từng ngày.
Hút nhiều thuốc lá: Việc hút thuốc lá gây hại cho toàn bộ cơ thể người hút, trong đó có dạ dày. Khi hút thuốc, các chất độc có trong khói thuốc lá, chủ yếu là nicotine sẽ thúc đẩy cơ thể bài tiết acid clohydric và pepsin – những chất trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày, đồng thời ức chế sự tổng hợp prostaglandin – chất có vai trò bảo vệ và phục hồi niêm mạc, thu hẹp các mạch máu dạ dày, từ đó dẫn tới tổn thương lớp bảo vệ này. Nicotine cũng khiến cholat có trong mật bị chảy ra ngoài dẫn tới dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.
Thói quen ăn uống chưa khoa học: Thói quen ăn vội vàng, bỏ bữa, ăn quá no, ăn đêm, vừa ăn vừa xem tivi hoặc đọc sách, truyện… khiến dạ dày phải làm việc quá mức. Dạ dày là nơi lưu trữ thức ăn tạm thời, khi quá trình tiêu hóa không được lưu thông, thức ăn bị ứ trệ khiến dạ dày tiết ra nhiều acid HCl để tiêu hóa thức ăn. Việc tiết dịch acid quá mức của dạ dày sẽ ăn mòn niêm mạc dạ dày, lâu dần dẫn tới viêm loét và gây ra các bệnh khác.
* Nguyên nhân do nhiễm các loại vi khuẩn, nấm:
Do nhiễm nấm: Có nhiều loại nấm có thể gây bệnh cho người, tuy nhiên nấm gây bệnh cho các cơ quan nội tạng nói chung và gây bệnh cho hệ thống tiêu hóa nói riêng, thường gặp nhất là nấm Candida. Bệnh ở dạ dày – ruột (gastrointestinal candidiasis) do nấm Candida gây ra có thể dẫn tới viêm phúc mạc, có thể lan theo đường máu tới gan, các cơ quan khác.
Do nhiễm kí sinh trùng (thường là các loại anisakis): Người tình cờ bị mắc bệnh do ăn phải các loại gỏi cá sống hoặc cá, mực bị nhiễm ấu trùng giun chưa được nấu chín kỹ dưới mọi hình thức. Khi xâm nhập vào cơ thể, ấu trùng giun chui qua thành dạ dày hoặc ruột non và tạo nên những ổ áp xe ưa bạch cầu toan tính, gây phù nề, dày cứng niêm mạc thành dạ dày, ruột; triệu chứng này rất dễ nhầm với ung thư dạ dày, ruột hoặc viêm ruột…
Viêm dạ dày do vi khuẩn (thường là Helicobacter pylori): Vi khuẩn Hp sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tại đây, chúng tiết ra một số chất làm kích thích dạ dày tiết acid nhiều hơn nên lượng acid dư thừa lớn là yếu tố dẫn tới viêm loét dạ dày. Không chỉ vậy, vi khuẩn Hp còn làm suy yếu lớp chất nhầy bảo vệ niêm mặc dạ dày bằng cách tiết ra độc tố làm tổn thương các tế bào nằm dưới lớp chất nhầy. Do vậy, những tế bào bị tổn thương này càng dễ dàng bị acid dư thừa phá hủy, lâu ngày dẫn tới viêm loét dạ dày.
* Nguyên nhân khác:
Do điều trị thuốc kháng sinh lâu dài: Hầu hết các loại thuốc này khiến chất bảo vệ dạ dày là prostagladine bị giảm khiến dạ dày dễ bị viêm loét. Theo một số nghiên cứu thống kê cho thấy có đến 15% người bệnh dùng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm liên tục trên 3 tháng sẽ bị viêm loét dạ dày, 50-80% số người đã nhập viện đã và đang sử dụng các loại thuốc này. Ngoài ra, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu dùng liên tục trên 1 năm các loại thuốc giảm đau, kháng viêm còn có thể gây xuất huyết dạ dày.
Do đã trải qua quá trình xạ trị hoặc xạ trị ngẫu nhiên: Các biện pháp điều trị bệnh ung thư như xạ trị liệu, hóa trị liệu có thể dẫn đến viêm, loét, thậm chí xuất huyết dạ dày và các biến chứng khác.
Tăng tiết acid dạ dày thường xảy ra khi bị căng thẳng: Khi có một tác động stress mạnh và bất chợt (hay còn gọi là sốc), hoặc khi stress kéo dài khiến cơ thể huy động thêm chất cortisol để điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Cortisol không chỉ gây tăng yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày bởi nó khiến acid HCl và men pepsine tăng quá mức, cortisol còn ngăn cản sự bài tiết những chất bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, cortisol còn dập tắt các mầm mống của phản ứng tự miễn dịch và viêm nhiễm.
Hiện tượng trào ngược dịch mật: Khi van môn vị (van ngăn cách giữa dạ dày và ruột non) đóng không kín sẽ dẫn tới dịch mật trào ngược lên dạ dày. Mật trào vào trong dạ dày kết hợp với dịch acid dạ dày sẽ gây ăn mòn niêm mạc, dần dần tạo thành các ổ viêm loét dạ dày.
Các chứng viêm dạ dày thường gặp 
– Đau dạ dày
– Viêm loét dạ dày
– Viêm xung huyết dạ dày
– Viêm trượt dạ dày
– Trào ngược dạ dày
– Rối loạn tiêu hóa
– Viêm hành tá tràng
– Viêm thực quản
Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày
Ở Việt Nam hiện nay, tình trạng mắc phải bệnh viêm dạ dày khá phổ biến ở mọi lứa tuổi với cả nam và nữ. Điều trị bằng phương pháp nào để đạt hiệu quả và an toàn vẫn là vấn đề mà các nhà nghiên cứu y học cả Đông và Tây y rất quan tâm. Hiện nay có rất nhiều cách điều trị đặc biệt cách điều trị bằng thảo dược đã mang đến hiệu quả cho rất nhiều người đó là cây trà dây bên cạnh đó phải kết hợp chế độ ăn uống hợp lý

Đau dạ dày hãy dùng Trà Dây Thảo Nguyên

Chè dây còn có nhiều tên gọi khác là cây chè hoàng gia, cây song nho có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis thuộc loại dây leo mọc chủ yếu ở các vùng núichè dây có chứa hợp chất Flavonoid, có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa và có thể cầm máu. Những bộ phận được sử dụng của chè dây là hoa lá và cành. Sử dụng càng nhiều lá càng tốt.chè dây có tác dụng kháng khuẩn có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây đau dạ dày.Chè dây có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi thấp nên đồng bào các dân tộc miền núi thường dùng để chữa các chứng đau bụng. Loại chè này dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu bị đau dạ dày cấp được chẩn đoán có vi khuẩn HP thì nên kết hợp điều trị bằng Tây y với sử dụng trà dây sẽ có được tác dụng chữa trị tốt nhất.)

Viết một bình luận