Với một món ăn từ khoai sợ không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn là một vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Đặc biệt, đối với những người đang bị căn bệnh đau dạ dày làm phiền thì đây là món ăn bài thuốc vô cùng hữu ích có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa và ngăn chặn triệu chứng bệnh hiệu quả đấy. Dưới đây là công dụng và cách dùng khoai sọ chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả.
Khoai sọ cũng là một “vị thuốc” chữa bệnh hiệu quả
Khoai sọ là một loại cây trồng rất quen thuộc, củ được dùng để làm món ăn được rất nhiều người ưa thích. Ăn khoai sọ có tác dụng cung cấp cho cơ thể lượng lớn chất dinh dưỡng, nhiều nhất phải kể đến lượng chất xơ, tinh bột, gluxit,… Các chất này cũng đồng thời rất tốt cho sức khỏe, giúp nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa (nhờ lượng chất xơ và tinh bột), nuôi dưỡng tế bào thần kinh, chống suy nhược (gluxit).
Khoai sọ là một vị thuốc chữa bệnh trong đông y được dùng cả củ và lá. Củ khoai sọ có vị cay ngọt, vào tỳ thận có tác dụng bổ thận, phá huyết tán kết, khu phong, chỉ thống, trừ đàm tiêu thũng. Thông thường dùng củ khoai sọ rất tốt cho các trường hợp người bệnh bị đau dạ dày, đau xương khớp, bệnh sa trực tràng, lỵ mãn tính,….
Đối với trường hợp bị đau dạ dày dùng củ khoai sọ có tác dụng giúp nhuận tràng, bảo vệ và nuôi dưỡng dạ dày từ đó khắc phục các triệu chứng bệnh hiệu quả và hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.
Người bệnh đau dạ dày nên dùng món ăn từ khoai sọ như thế nào?
– Món canh khoai sọ với thịt lợn
Chữa bệnh đau dạ dày hãy dùng khoai sọ
Khoai sọ 100 g, thịt lợn nạc 50 g; nấu canh ăn trong các bữa cơm. Món ăn này có tác dụng ích khí, bảo vệ và nuôi dưỡng dạ dày rất tốt. Bạn có thể thường xuyên sử dụng vừa tốt cho sức khỏe và tốt cho bệnh dạ dày.
– Khoai sọ luộc
Món ăn này rất đơn giản và tiện lợi, có thể ăn bất cứ lúc nào có tác dụng giúp nhuận tràng và tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, bạn có thể nấu món cháo, súp từ khoai sọ cũng rất dễ ăn và bổ dưỡng.
Trong thời gian điều trị bệnh đau dạ dày, bên cạnh việc thường xuyên ăn khoai sọ có tác dụng bảo vệ dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa, người bệnh cần chú ý kết hợp với hạn chế ăn các loại thực phẩm có độ acid cao (các loại quả chua, dưa muối,…), đồ ăn cay nóng, chất kích thích vì sẽ làm tăng độ acid trong dạ dày và làm viêm loét dạ dày.
Chè dây còn có nhiều tên gọi khác là cây chè hoàng gia, cây song nho có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis thuộc loại dây leo mọc chủ yếu ở các vùng núichè dây có chứa hợp chất Flavonoid, có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa và có thể cầm máu. Những bộ phận được sử dụng của chè dây là hoa lá và cành. Sử dụng càng nhiều lá càng tốt.chè dây có tác dụng kháng khuẩn có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây đau dạ dày.Chè dây có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi thấp nên đồng bào các dân tộc miền núi thường dùng để chữa các chứng đau bụng. Loại chè này dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu bị đau dạ dày cấp được chẩn đoán có vi khuẩn HP thì nên kết hợp điều trị bằng Tây y với sử dụng trà dây sẽ có được tác dụng chữa trị tốt nhất.)