Sau một đêm khoảng 8-10 giờ, lượng thức ăn trong cơ thể từ bữa tối hôm trước đã được tiêu hóa hết, nhưng dịch vị dạ dày vẫn tiết ra đều.
Bình thường dịch vị sẽ trộn lẫn với thức ăn để giúp tiêu hóa chúng, môi trường dạ dày được trung hòa, nhưng nếu bạn không ăn sáng dạ dày sẽ trống rỗng, dịch vị được tích tụ lại sẽ làm cho môi trường dạ dày là môi trường chua, gây tổn hại đến thành dạ dày và gây nhiều khó khăn trong việc điều trị bệnh đau dạ dày,
Còn với những người đã bị đau dạ dày thì việc bỏ bữa sáng càng làm cho tình trạng bệnh tồi tệ hơn. Dịch vị được tiết ra nhiều mà không có thức ăn để trộn lẫn sẽ tác động đến các vết viêm trước đó, gây tổn thương chúng dẫn đến xuất hiện các cơn đau. Nếu việc này xảy ra thường xuyên thì các vết viêm loét càng bị tác động nhiều hơn, mở rộng hơn khiến bệnh dạ dày sẽ càng trở nặng.
Một số người nhịn ăn sáng nhiều nên cơ thể đã thành thói quen, đến bữa sáng sẽ không cảm thấy đói và họ cho rằng như vậy thì dịch vị dạ dày sẽ không tiết ra nữa, sẽ không có tổn hại gì cho cơ thể.
Thực tế là dạ dày liên tục tiết ra dịch vị chứ không ngừng, nếu tạo cho cơ thể thói quen không ăn sáng thì thời điểm bữa sáng lượng dịch vị tiết ra sẽ ít hơn người khác, nhưng dịch vị được tích tụ trong thời gian dài cũng làm đầy dạ dày và làm tổn thương chúng, gây tình trạng viêm loét như thường.
Vì vậy, để phòng tránh bệnh dạ dày thì có một thói quen hàng ngày mà bạn nên chú ý, đó là không nên bỏ bữa sáng. Ngoài ra :Bữa sáng còn mang lại những lợi ích không hề nhỏ.
Không ăn sáng không những tác động đến hệ tiêu hóa, gây bệnh dạ dày mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu suất làm việc,học tập
Với người phải làm việc liên tục trong thời gian dài sẽ không dễ dàng bổ sung bữa ăn nhẹ trong lúc đang làm, với người lao động chân tay mất nhiều sức… nếu không ăn bữa sáng khiến cơ thể mất nhiều năng lượng nhưng lại không được bổ sung dẫn đến hậu quả là tai nạn lao động, hạ huyết áp, ngất xỉu… Với người lao động trí óc, học sinh, sinh viên, không bổ sung bữa sáng đồng nghĩa với việc không bổ sung đường glucose cho não bộ hoạt động sẽ khiến họ mất tỉnh táo, làm việc, học tập kém hiệu quảtrong ngày…
Sau một giấc ngủ dài, lượng đường trong máu đã xuống thấp, vì vậy cơ thể cần được bổ sung năng lượng để có sức khởi động ngày mới. Bữa sáng cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng, kích thích các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường trở lại, giúp chúng ta có sức khỏe, tỉnh táo khi làm việc. Bữa sáng cũng giúp cung cấp đường glucose cho não bộ hoạt động, giúp chúng ta làm việc tốt hơn, tỉnh táo hơn, với học sinh sẽ tiếp thu bài vở tốt hơn.
Nếu chúng ta không ăn sáng, cơ thể không được bổ sung thực phẩm để chuyển hóa thành năng lượng, hậu quả là cơ thể phải dùng đến năng lượng dự trữ từ ngày hôm trước để duy trì hoạt động bình thường. Đặc biệt nguy hiểm với nhóm người có chỉ số đường huyết thấp, thường hay bị tụt huyết áp.
Tôi hỏi bác sĩ : “ có một số ý kiến cho rằng: buổi sáng cơ thể vẫn cần thời gian để thải độc tố từ cơ thể và từ những thức ăn không lành mạnh của bữa tối hôm trước. Do đó, việc ăn sáng sẽ vô tình làm ngừng quá trình thải độc này do cơ thể phải tiêu hóa thức ăn mà mình mới ăn vào. Điều đó có đúng không ạ “
Bác sĩ trả lời : “cơ thể luôn luôn thực hiện quá trình thải độc tố, ngay cả khi đang tiêu hóa thức ăn, vì vậy quan điểm trên là chưa chính xác.”
Vào bữa sáng bạn chỉ không nên ăn quá sớm, ăn vào khoảng 6h30-7h30 là hợp lý. Nếu bạn thức dậy muộn hơn thì có thể ăn bữa sáng muộn hơn một chút. Bữa sáng của bạn nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa trứng, sữa, rau quả tươi, nước hoa quả… Chế độ ăn nên cân bằng bốn nhóm dưỡng chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất để đảm bảo cho cơ thể khởi động tốt nhất.
Bữa sáng không nên ăn những thức ăn khó tiêu như đồ chiên rán, bánh ngọt, thức ăn nhanh, không nên uống nhiều cà phê … vì sẽ tạo áp lực cho dạ dày khiến cơ thể cũng trở nên khó chịu, làm việc mất tập trung.
Sau cuộc trò chuyện với bác sĩ, tôi đã hiểu thêm được rất nhiều điều . tôi cần phải thay đổi. không nên bỏ bữa sáng để có một cơ thể khỏe mạnh và làm việc thật hiệu quả
Chè dây còn có nhiều tên gọi khác là cây chè hoàng gia, cây song nho có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis thuộc loại dây leo mọc chủ yếu ở các vùng núichè dây có chứa hợp chất Flavonoid, có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa và có thể cầm máu. Những bộ phận được sử dụng của chè dây là hoa lá và cành. Sử dụng càng nhiều lá càng tốt.chè dây có tác dụng kháng khuẩn có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây đau dạ dày.Chè dây có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi thấp nên đồng bào các dân tộc miền núi thường dùng để chữa các chứng đau bụng. Loại chè này dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu bị đau dạ dày cấp được chẩn đoán có vi khuẩn HP thì nên kết hợp điều trị bằng Tây y với sử dụng trà dây sẽ có được tác dụng chữa trị tốt nhất.)