Uống nhiều nước chanh có phải đã tốt?

Nước chanh là loại đồ uống nhiều người yêu thích và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước chanh lại có thể gây hại cho cơ thể. Dưới đây là những tác hại của việc uống quá nhiều nước chanh.

Ợ nóng


Uống quá nhiều nước chanh làm tăng nguy cơ bị ợ chua, ợ nóng và trào ngược axít. Nếu bạn bị những bệnh này thì nước chanh có thể làm cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Cần tránh hoặc hạn chế uống nước chanh nếu bạn có độ axít cao.

Loét dạ dày
Nước chanh có tính axít kích thích niêm mạc dạ dày và tăng thêm tình trạng loét. Loét sẽ không khỏi và có thể dẫn tới xuất huyết nội gây ra những cơn đau dữ dội và nhiều biến chứng khác. Những người bị loét dạ dày cần tránh nước chanh.
Khó tiêu và đau dạ dày
Nước chanh đôi khi có thể giúp bạn tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều, axít trong nước chanh kích thích dạ dày gây buồn nôn, đau dạ dày, nôn, trào ngược axít và cảm giác đầy bụng. Để tránh điều này, hãy uống nước chanh sau bữa ăn hoặc pha loãng.
Đi tiểu thường xuyên và mất nước
Chanh rất giàu vitamin C làm tăng sản sinh nước tiểu và tần suất đi tiểu. Uống nhiều nước chanh có thể khiến đi tiểu thường xuyên và lượng nước tiểu nhiều. Điều này có thể dẫn tới mất nước.
Bệnh thận hoặc túi mật
Vỏ chanh chứa oxalate vốn tích tụ để hình thành các tinh thể trong thận và túi mật. Những người bị sỏi thận hoặc sỏi túi mật cần tránh nước chanh vì nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Thận trọng khi sử dụng nước chanh
Không uống nước chanh để điều trị bất cứ bệnh nào mà không có sự tư vấn của bác sĩ. Không uống quá nhiều nước chanh một lúc. Nếu bạn từng bị bất cứ tác dụng phụ nào sau khi uống thì nên ngừng uống ngay lập tức. Không uống nước chanh chỉ để hấp thu vitamin C. Có nhiều nguồn dồi dào vitamin này mà không gây bất cứ tác hại nào.

Đau dạ dày hãy dùng Trà Dây Thảo Nguyên

Chè dây còn có nhiều tên gọi khác là cây chè hoàng gia, cây song nho có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis thuộc loại dây leo mọc chủ yếu ở các vùng núi
chè dây có chứa hợp chất Flavonoid, có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa và có thể cầm máu. Những bộ phận được sử dụng của chè dây là hoa lá và cành. Sử dụng càng nhiều lá càng tốt.chè dây có tác dụng kháng khuẩn có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây đau dạ dày.
Chè dây có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi thấp nên đồng bào các dân tộc miền núi thường dùng để chữa các chứng đau bụng. Loại chè này dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu bị đau dạ dày cấp được chẩn đoán có vi khuẩn HP thì nên kết hợp điều trị bằng Tây y với sử dụng trà dây sẽ có được tác dụng chữa trị tốt nhất.)

Viết một bình luận