Kiêng ăn đồ chua khi bị dạ dày
Dạ dày là cơ quan tiêu hoá trực tiếp xử lý thức ăn hàng ngày. Bệnh đau dạ dày khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên. Khi những cơn đau dạ dày xuất hiện làm mọi sinh hoạt, đặc biệt trong chế độ ăn uống đều phải thay đổi. Một vài lời khuyên bổ ích sau sẽ giúp bạn phòng tránh các cơn đau dạ dày
– Kiêng uống các đồ uống có vị chua: Không nên uống nước chanh, nước mơ, nước dứa vì chúng có tính kích thích dạ dày tiết dịch axít, gây tổn hại niêm mạc dạ dày, làm vết thương khó lành. Các loại đồ uống có cồn cũng làm tăng nồng độ axít trong dạ dày khiến chỗ viêm loét nặng thêm. Uống nước có gas sẽ sinh khí trong dạ dày, làm phình trướng nên dễ bục dạ dày nếu vết loét nặng.
– Hết sức chú ý việc ăn: Không nên ăn quá no, khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm, vì khi nhai sẽ tăng sự bài tiết của nước bọt, có tác dụng làm giảm và bão hoà axít trong dạ dày. Nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo, mỳ, cơm nhão. Bổ sung chất protit với một lượng thích hợp có tác dụng làm giảm bớt và bão hòa axít như: Sữa bò, trứng gà, thịt nạc, tôm, cá, các loại thức ăn làm bằng đỗ.
Ăn các loại rau tươi, hoa quả sẽ cung cấp lượng Vitamin A, B, C có tác dụng làm lành chỗ loét. Không nên ăn các loại thức ăn cứng và nhiều xơ; như: Quả khô, rau cần, hẹ, rau dưa, măng… Không nên ăn những thứ có chất hoá học kích thích niêm mạc dạ dày như thức ăn cay, thức ăn dễ sản sinh vị chua và hơi như khoai lang, khoai tây, bánh kẹo, đường, giấm, hành, gừng, hành tây…
– Nên ăn những thức ăn hấp, ninh: Không nên dùng những thức ăn rán, chiên, muối, trộn nộm vì chúng khó tiêu hóa, đọng lại trong dạ dày lâu, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày. Không nên ăn những thức ăn sống, lạnh, mất vệ sinh, thức ăn đã biến chất.
– Giữ tinh thần luôn vui vẻ: Không nên quá mệt mỏi và căng thẳng, không nên hút thuốc lá, hạn chế dùng thuốc giảm đau. Người bệnh trên 45 tuổi cần lưu ý kiểm soát ung thư dạ dày.
Chè dây còn có nhiều tên gọi khác là cây chè hoàng gia, cây song nho có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis thuộc loại dây leo mọc chủ yếu ở các vùng núichè dây có chứa hợp chất Flavonoid, có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa và có thể cầm máu. Những bộ phận được sử dụng của chè dây là hoa lá và cành. Sử dụng càng nhiều lá càng tốt.chè dây có tác dụng kháng khuẩn có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây đau dạ dày.Chè dây có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi thấp nên đồng bào các dân tộc miền núi thường dùng để chữa các chứng đau bụng. Loại chè này dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu bị đau dạ dày cấp được chẩn đoán có vi khuẩn HP thì nên kết hợp điều trị bằng Tây y với sử dụng trà dây sẽ có được tác dụng chữa trị tốt nhất.)