DẤU HIỆU PHÂN BIỆT ĐAU DẠ DÀY, ĐAU ĐẠI TRÀNG VÀ RỐI LOẠN TIÊU HÓA.

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ.
Những cơn đau co thắt ở vùng bụng khiến bạn rất khó chịu, nhiều người nghĩ rằng mình chỉ đang bị rối loạn tiêu hóa hoặc nhầm lẫn giữa đau bao tử và đại tràng. Nếu không biết cách nhận biết hoặc được khám bệnh cụ thể mà chỉ chẩn đoán mơ hồ mà dùng thuốc lung tung, bạn có thể sẽ gặp nguy hiểm.
Cách nhận biết:
Trước hết, ta cần hiểu rằng dạ dày thuộc về đường tiêu hóa trên, còn đại tràng là thuộc về đường tiêu hóa dưới. Do đó mà các triệu chứng biểu hiện sẽ khác nhau.
Những cơn đau bụng khiến bạn khó chịu:
– Rối loạn tiêu hóa: Những con đau bụng sẽ khác nhau theo từng người nhưng đều có cảm giác đau lâm râm, nặng bụng, sình bụng hay ran rát.
Điểm đau là ở vùng bụng dưới bên tay trái, hoặc râm ran sang những khu vực khác cùng lúc. Đi kèm dấu hiệu đau bụng là bị đầy hơi, người bệnh thường ợ và xì hơi thường xuyên. Gặp trục trặc với cả vấn đề đại tiện như việc đi vệ sinh không còn đều đặn như trước, người bệnh cảm thấy đau bụng từng cơn, ngày táo bón, ngày tiêu chảy.
– Đau dạ dày: Đau vùng trên rốn và dưới mỏm xương ức. Đau xuất hiện hoặc tăng khi ăn – uống thức ăn chua, cay, bia rượu… hay khi bị căng thẳng thần kinh.
Sẽ có thêm hiện tượng ợ chua, ợ hơi hoặc ợ thức ăn lên nửa chừng, và kem theo dấu hiệu đau sau xương ức. Đau sẽ giảm khi uống thuốc kháng axit hay thuốc băng niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, có thể có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, kèm theo nôn ói.
– Đau đại tràng: Đau phần bụng dưới rốn, đau âm ỉ kèm theo cảm giác lúc nào cũng muốn đi cầu (đi tiêu, đại tiện). Sau khi đi cầu xong thì bớt đau nhưng sẽ nhanh chóng muốn đi cầu nữa, đặc biệt là sau khi ăn, uống café, sữa… Ngoài ra, có thể còn tiêu chảy có đàm nhớt hoặc táo bón. Hai triệu chứng này có thể xen kẽ nhau trong nhiều ngày.
Đau bụng trong bệnh viêm đại tràng co thắt rất đa dạng, có thể đau sau ăn, có thể đau khi ăn no, đặc biệt là đau sau khi ăn một số thức ăn lạ, chua, cay, lạnh, rau sống, tiết canh…
Cần thực hiện chế độ ăn uống như thế nào để giảm bệnh:
*) Rối loạn tiêu hóa: 
– Tránh ăn hành tây, tỏi, đậu, cần tây, bắp cải, mận, chuối, nho khô, rau húng quế…
– Đừng uống quá nhiều cà phê cũng như uống sữa.
– Tránh các thức ăn, nước uống chứa quá nhiều sorbitol (đây là đường dùng trong các loại nước ngọt ăn kiêng), kẹo cao su hoặc quá nhiều đường fructose (như trong mật ong và một số trái cây).
– Nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước nhất là với người có khuynh hướng bị tiêu chảy và táo bón.
*) Đau dạ dày: 
– Không ăn những món có nhiều gia vị, chua, cay và ăn quá no, nên nhai kĩ, nuốt chậm.
– Nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa như cháo, mỳ sợi nhỏ, cơm nhão…. chúng dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày.
Ngoài ra, người bị đau dạ dày còn phải giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, gây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng, hút thuốc lá và uống rượu, như vậy mới có thể tránh khỏi tình trạng bệnh nặng hơn.
*) Viêm đại tràng:
– Nếu bệnh nhân viêm đại tràng mà bị táo bón nên ăn bổ sung chất xơ, ăn nhiều hoa quả và rau xanh; bị tiêu chảy thì hạn chế các đồ ăn như hoa quả tươi, nước trái cây.
– Nên ăn thức ăn giàu omega 3 như các loại cá.
– Không nên dùng thực phẩm làm từ sữa, giảm lượng đồ ngọt và không uống rượu hay cà phê.

Đau dạ dày hãy dùng Trà Dây Thảo Nguyên

Chè dây còn có nhiều tên gọi khác là cây chè hoàng gia, cây song nho có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis thuộc loại dây leo mọc chủ yếu ở các vùng núichè dây có chứa hợp chất Flavonoid, có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa và có thể cầm máu. Những bộ phận được sử dụng của chè dây là hoa lá và cành. Sử dụng càng nhiều lá càng tốt.chè dây có tác dụng kháng khuẩn có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây đau dạ dày.Chè dây có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi thấp nên đồng bào các dân tộc miền núi thường dùng để chữa các chứng đau bụng. Loại chè này dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu bị đau dạ dày cấp được chẩn đoán có vi khuẩn HP thì nên kết hợp điều trị bằng Tây y với sử dụng trà dây sẽ có được tác dụng chữa trị tốt nhất.)

Viết một bình luận