Có thể thông qua việc ấn, day các huyệt vị ở ngón tay để kiếm tra tình trạng sức khỏe của các cơ quan nội tạng của chính mình.
Học thuyết kinh lạc trong Y học cổ truyền cho rằng cơ thể con người được hình thành bởi 14 đường kinh lạc trong lục phủ ngũ tạng. Điểm bắt đầu của một nửa trong số 14 đường kinh lạc này nằm ở đầu ngón tay.
Như vậy, trên đầu mỗi ngón tay đều có kinh huyệt, mỗi huyệt lại tương ứng với 1 cơ quan, nội tạng khác nhau trong cơ thể. Có thể thông qua việc ấn, day các huyệt vị ở ngón tay để kiếm tra tình trạng sức khỏe của các cơ quan nội tạng của chính mình.
Trong cuốn “Liệu pháp Kinh lạc và huyệt đạo – Chăn sóc sức khỏe qua huyệt vị bàn tay” (tác giả Âu Dương Á Đan, NXB Tổng hợp TPHCM) có ghi lại cách day bấm các huyệt vị ở bàn tay để kiểm tra sức khỏe.
Cách day, ấn được tiến hành như sau: Dùng ngón tay cái và ngón trỉ của một bàn tay để day ấn đầu ngón tay của bàn tay còn lại, ấn liên tục. Nếu cảm thấy đầu ngón tay được ấn rất đau thì nó biểu hiện các tạng phủ liên quan đến huyệt đó có vấn đề sức khỏe.
|
Một số huyệt đạo trên bàn tay (Ảnh minh họa) |
Dưới đây là ý nghĩa khi day ấn từng ngón tay một:
1. Ngón cái: Đây là đường kinh lạc có quan hệ chặt chẽ với hệ hô hấp như phổi, khí quản… Trên đầu ngón cái có 1 huyệt vị khởi đầu cho Thủ thái âm phế gọi là huyệt Thiếu thương.
Huyệt Thiếu thương nằm ngay chân móng tay cái. Khi day ấn vào huyệt này nếu cảm thấy đau là biểu thị của hệ hô hấp không khỏe. Cụ thể, khi bị cảm cúm, viêm phế quản, viêm amidan, viêm phổi chỉ cần ấn nhẹ vào Thiếu thương sẽ thấy đau.
2. Ngón trỏ: Đây là đường có liên quan đến hoạt động của ruột già. Điểm khởi đầu của nó nằm ngay mé ngoài ngón tay trỏ, tên là huyệt Thương dương thuộc đường kinh Thủ dương minh Đại trường.
Khi day ấn đầu ngón trỏ nếu có cảm giác đau biểu thị đại tràng (ruột già) không khoẻ. Khi gặp chứng khó tiêu hóa, ấn huyệt Thương dương cũng sẽ thấy đau.
3. Ngón giữa: Đây là đường có chức năng điều khiển tim và hệ tuần hoàn. Điểm khởi đầu nằm ngay chân mé ngoài ngón tay giữa, gọi là huyệt Trung xung thuộc đường kinh Thủ quyết âm Tâm bao.
Khi ta day ấn đầu ngón giữa nếu có cảm giác đau thì nó biểu thị hệ tim mạch không khoẻ .
Đường dẫn tới tâm bao cũng là đường liên quan đến ruột non. Vì vậy, đây còn là 1 trong những huyệt đạo đặc biệt hiệu quả đối với việc phục hồi tâm lý và chữa trị chứng viêm ruột.
4. Ngón áp út: Trên đầu ngón áp út có một huyệt vị tên là huyệt Quan xung. Huyệt Quan xung nằm trên đường kinh Thủ thiếu dương Tam tiêu.
Khi ta day ấn đầu ngón áp út nếu có cảm giác đau biểu thị có khả năng xuất hiện đau họng hoặc đau đầu.
5. Ngón út: Trên đầu ngón út phía mặt gần sát ngón áp út một huyệt vị tên là huyệt Thiếu xung, còn ở đầu cạnh còn lại của ngón út có một huyệt vị tên là huyệt Thiếu trạch.
Huyệt Thiếu xung nằm trên đường kinh Thủ thiếu âm Tâm, còn huyệt Thiếu trạch nằm trên đường kinh Thủ thiếu dương Tiểu tràng . Khi ta day ấn đầu ngón út nếu có cảm giác đau biểu thị rằng tim hoặc ruột non không khoẻ.
Ngoài ra, các nhà y học còn phát hiện, xoa bóp các vị trí khác nhau của ngón tay thì nó có tác dụng tốt trong phòng ngừa, và điều trị một số chứng bệnh. Ví dụ:
– Day ấn hai khớp ngón cái tay phải có thể phòng ngừa, trị bệnh về gan
– Day ấn hai khớp ngón cái tay trái có thể phòng ngừa , trị bệnh đái tháo đường.
– Day ấn đoạn cuối gần bàn tay của ngón út tay trái có thể phòng ngừa , trị bệnh tăng huyết áp.
– Day ấn mặt trong ba khớp của ngón út tay trái có thể làm thuyên giảm bệnh tim mạch.
– Day ấn ba khớp của ngón áp út ở hai tay có thể điều trị ù tai.
– Day ấn ba khớp ngón giữa của tay phải có thể làm giảm mệt mỏi ở hai mắt.
– Phụ nữ thường xuyên day ấn ba khớp ngón trỏ của hai tay có thể dự phòng và điều trị triệu chứng đau bụng kinh.
Chú ý: Thời gian xoa bóp, day ấn ngón tay không nên quá dài, mỗi lần xoa bóp, day ấn chỉ nên trong thời lượng 3 phút, mỗi ngày 1 – 2 lần.
Khi xoa bóp, day ấn phải chú ý dùng lực vừa phải, nếu sau khi day ấn và vị trí đó xuất hiện cảm giác tức mỏi, hơi đau thì có nghĩa lực ấn quá mạnh.
Đau dạ dày hãy dùng Trà Dây Thảo Nguyên
Chè dây còn có nhiều tên gọi khác là cây chè hoàng gia, cây song nho có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis thuộc loại dây leo mọc chủ yếu ở các vùng núi
chè dây có chứa hợp chất Flavonoid, có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa và có thể cầm máu. Những bộ phận được sử dụng của chè dây là hoa lá và cành. Sử dụng càng nhiều lá càng tốt.chè dây có tác dụng kháng khuẩn có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây đau dạ dày.
Chè dây có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi thấp nên đồng bào các dân tộc miền núi thường dùng để chữa các chứng đau bụng. Loại chè này dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu bị đau dạ dày cấp được chẩn đoán có vi khuẩn HP thì nên kết hợp điều trị bằng Tây y với sử dụng trà dây sẽ có được tác dụng chữa trị tốt nhất.)