Dù biết ăn mỳ gói không có lợi cho sức khỏe nhưng vì là món ăn tiện lợi nên nhiều người xem nhẹ. Cảnh báo dưới đây khiến bạn phải nghĩ lại trong việc điều chỉnh sử dụng mỳ ăn liền.
Mỳ ăn liền và những nguy hiểm “chết người”
1. Hư hại hệ tiêu hóa
Người ăn mỳ gói thường xuyên có thể gặp triệu chứng ợ nóng, táo bón, tiêu chảy, đau dạ dày, cảm giác đầy bụng và nặng nề. Các chất béo bão hòa và thành phần không lành mạnh khiến hệ tiêu hóa bị tổn thương theo thời gian.
Mỳ ăn liền có hại cho sức khỏe. Ảnh: Boldsky. |
2. Hại gan, thận
Theo Boldsky, khi sản xuất mỳ ăn liền, người ta thường bổ sung các chất giữ ẩm, chất chống đông (như propylene glycol) để bảo quản mỳ được lâu hơn.
Các hóa chất độc hại này khi vào cơ thể sẽ gây áp lực lớn cho gan và thận. Lâu ngày, các tổn thương tích tụ có thể dẫn đến các bệnh gan, thận nghiêm trọng.
3. Tăng huyết áp
Hàm lượng natri cao trong mỳ ăn liền làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như huyết áp cao, bệnh về thận như giữ nước ở bàn tay, bàn chân. Rủi ro sẽ cao hơn đối với người cao tuổi và người có tiền sử bệnh tim mạch.
4. Giảm trao đổi chất
Các thành phần tạo hương vị, tạo màu và chất bảo quản của mỳ ăn liền rất khó tiêu hóa, chúng có thể tích tụ và trở thành độc tố trong cơ thể.
Sợi mỳ ăn liền được bao phủ một lớp sáp (mỡ) để ngăn chúng dính vào nhau. Lớp sáp này bám vào thành ruột, thàng dạ dày gây ra nhiều vấn đề tiêu hóa như táo bón, đầy bụng.
Các chất này cản trở hoạt động trao đổi chất của cơ thể, khiến chất béo tích tụ và gây béo phì. Đây là nguyên nhân khiến người ăn nhiều mỳ ăn liền béo bệu nhưng luôn cảm thấy thiếu sức sống.
5. Nguyên nhân ung thư
Là một loại thực phẩm chế biến sẵn với nhiều phụ gia, mỳ ăn liền cũng là một trong những nguyên nhân gây ưng thư.
Đặc biệt, các loại mỳ ăn liền cốc, bát chứa nhiều hóa chất độc hại hơn do tiếp xúc với bao bì nhựa không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Chè dây còn có nhiều tên gọi khác là cây chè hoàng gia, cây song nho có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis thuộc loại dây leo mọc chủ yếu ở các vùng núi
chè dây có chứa hợp chất Flavonoid, có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa và có thể cầm máu. Những bộ phận được sử dụng của chè dây là hoa lá và cành. Sử dụng càng nhiều lá càng tốt.chè dây có tác dụng kháng khuẩn có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây đau dạ dày.
Chè dây có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi thấp nên đồng bào các dân tộc miền núi thường dùng để chữa các chứng đau bụng. Loại chè này dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu bị đau dạ dày cấp được chẩn đoán có vi khuẩn HP thì nên kết hợp điều trị bằng Tây y với sử dụng trà dây sẽ có được tác dụng chữa trị tốt nhất.)