Bệnh dạ dày – Tại sao dạ dày phải khóc
Cơ chế gây ra bệnh chủ yếu là do dạ dày tiết nhiều acid, dịch vị hơn bình thường trong khi các cơ chế bảo vệ dạ dày hoạt động không hiệu quả. Lượng acid dịch vị dư sẽ tác động mạnh lên lớp niêm mạc dạ dày và hình thành những vét loét. Nếu ổ loét này để lâu ngày mà không có đội ngũ “may vá” chuyên nghiệp và kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng dạ dày bị xuất huyết.
Nhiều người quan niệm, bệnh dạ dày chỉ đơn giản là do ăn uống không hợp lý, nhưng thực tế, có rất nhiều nguyên nhân lăm le tấn công dạ dày. Nguyên nhân ít ai để ý đến là stress, tâm lý căng thẳng, mất cân bằng trong cuộc sống, công việc, hoặc trải qua những biến cố lớn trong cuộc sống. Sự thay đổi này đã làm cho người bệnh ăn ngủ không yên, đánh mất cảm quan và khẩu vị, dẫn đến những rối loạn của hoạt động tiêu hóa, dinh dưỡng…
Một nguyên nhân khác làm cho dạ dày “khóc” chính là thói quen hút thuốc và uống rượu. Đây là những chất không trực tiếp gây tổn hại dạ dày nhưng lại ngấm ngầm làm cho bệnh dạ dày nặng thêm, các vét loét lâu lành. Những ai đã từng làm cho dạ dày “khóc tức tưởi” (có tiền sử bệnh dạ dày) thì rượu và thuốc lá chính là những kẻ luôn rình rập để “ám sát” dạ dày.
Ai cũng biết, “con đường ngắn nhất để chinh phục trái tim một người là thông qua dạ dày”, vì lẽ đó, chúng ta cần phải học cách quan tâm và bảo vệ sức khỏe dạ dày cho bản thân mình và người thân. Xã hội càng hiện đại thì tỷ lệ mắc bệnh dạ dày ngày càng cao, do phải thường xuyên đối mặt với những nỗi lo của cuộc sống. Để dạ dày không còn phải “buồn” và “khóc” thì người bệnh cần lưu ý tập thói quen ăn đúng giờ, tìm đến những phương pháp, thể dục, thư giãn trí óc để giúp tinh thần minh mẫn, lạc quan. Nếu có những dấu hiệu của bệnh dạ dày do dư acid (như nóng rát, đau thượng vị, đầy hơi) thì có thể uống các loại thuốc trung hòa acid kịp thời. Những loại thuốc này như những “viên kẹo ngọt” có tác dụng “dỗ dành” dạ dày. Tuy nhiên, nếu dạ dày vẫn còn “bướng bỉnh” thì cần phải có sự giúp đỡ của các bác sĩ để có những biện pháp điều trị phù hợp.
Vì nguồn thức ăn cung cấp cho dạ dày hoạt động không đủ, nên theo phản ứng bình thường, dạ dày sẽ “khóc” để đòi ăn. Mỗi lần “mè nheo”, dạ dày thường tiết ra một lượng lớn acid, dịch vị và co bóp nhiều hơn bình thường. Chính vì thế, bệnh nhân thường hay bị đau nhói vùng thượng vị mà dân gian vẫn gọi là chấn thủy. Hiện tượng đó kéo dài đã khiến không ít người phải gánh căn bệnh đau dạ dày mãn tính, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hằng ngày. Nếu dạ dày ngày càng “tiều tụy” và không có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn ung thư.
Đau dạ dày hãy dùng Trà Dây Thảo Nguyên
Chè dây còn có nhiều tên gọi khác là cây chè hoàng gia, cây song nho có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis thuộc loại dây leo mọc chủ yếu ở các vùng núichè dây có chứa hợp chất Flavonoid, có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa và có thể cầm máu. Những bộ phận được sử dụng của chè dây là hoa lá và cành. Sử dụng càng nhiều lá càng tốt.chè dây có tác dụng kháng khuẩn có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây đau dạ dày.Chè dây có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi thấp nên đồng bào các dân tộc miền núi thường dùng để chữa các chứng đau bụng. Loại chè này dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu bị đau dạ dày cấp được chẩn đoán có vi khuẩn HP thì nên kết hợp điều trị bằng Tây y với sử dụng trà dây sẽ có được tác dụng chữa trị tốt nhất.)