Đau thượng vị, khi nào là bệnh trọng?

Vùng thượng vị tức là vùng trên rốn và dưới mũi xương ức. Đau vùng thượng vị là một triệu chứng rất hay gặp ở một số bệnh thông thường trong cuộc sống hằng ngày. Có loại đau thượng vị chỉ đơn thuần nhưng cũng có loại đau thượng vị thuộc loại kết hợp và đặc biệt có những loại đau thượng vị thuộc loại trọng bệnh, rất nguy hiểm. Nguyên nhân của đau thượng vị rất đa dạng và khó xác định.

Nguyên nhân hay gặp nhất khi đau vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị có khi là cấp tính có khi là âm ỉ kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí kéo dài nhiều tuần tuỳ theo từng nguyên nhân gây nên bệnh. Điển hình trong đau thượng vị là đau dạ dày mà trong chuyên môn y học thường gọi là hội chứng dạ dày – tá tràng.

Cơn đau thượng vị có khi cấp tính như đợt cấp của viêm dạ dày – tá tràng trên một người bệnh đã mắc bệnh về dạ dày từ lâu, nay vì một lý do nào đó làm xuất hiện cơn đau cấp, ví dụ như đau sau khi uống rượu, bia, ăn thức ăn có vị chua như dấm, chanh, bún, bánh cuốn… hoặc bị viêm dạ dày cấp lần đầu do ngộ độc thực phẩm cấp tính. Cơn đau quằn quại, đau nhói, bụng trướng, đôi khi làm cho người bệnh vã mồ hôi, miệng khô, buồn nôn hoặc nôn…

Trong trường hợp này nếu nôn được (nôn tự nhiên hay móc họng để nôn) thì cơn đau thượng vị có thể lắng xuống (kể cả trường hợp ngộ độc thực phẩm cấp tính).

Đối với viêm dạ dày – tá tràng mạn tính hoặc loét dạ dày – tá tràng hoặc hẹp môn vị thì cơn đau thường âm ỉ, kéo dài gây khó chịu cho người bệnh, làm cho người bệnh hay cáu gắt, bộ mặt lúc nào cũng buồn chán (bộ mặt của người viêm loét dạ dày – tá tràng mạn tính).

Đặc biệt của đau vùng thượng vị trong thủng dạ dày thì đau như dao đâm, bụng cứng như khúc gỗ, dáng đi của người bệnh cúi lom khom và bệnh nhân có thể bị choáng. Bệnh của gan hay bệnh của mật (đường dẫn mật, túi mật) cũng gây nên triệu chứng đau thượng vị như áp-xe gan, viêm gan làm cho gan sưng to, đau hoặc suy tim cũng làm gan sưng to do ứ máu ở gan cũng gây đau vùng thượng vị. Sỏi túi mật hoặc sỏi đường dẫn mật hoặc viêm đường mật cũng gây nên đau vùng thượng vị nếu không có kinh nghiệm thì rất dễ chẩn đoán nhầm là bệnh của dạ dày – tá tràng.

 Một số trường hợp điển hình như giun chui ống mật cũng  gây đau vùng thượng vị. Cơn đau vùng thượng vị trong bệnh giun chui ống mật thường đau rất dữ dội, chổng mông lên, vã mồ hôi… Đau vùng thượng vị cũng có thể gặp trong bệnh của tụy như viêm tụy cấp, viêm tụy cấp chảy máu hoặc đôi khi đau thượng vị âm ỉ gặp trong viêm tụy mạn tính, ung thư đầu tụy.

Viêm đại tràng cấp hoặc mạn tính cũng có thể gây đau thượng vị kèm theo đầy hơi trướng bụng, đi ngoài nhiều lần nhất là viêm đại tràng cấp tính. Trong một số trường hợp viêm đại tràng mạn tính có kèm theo táo bón kéo dài thường có thể có đau vùng thượng vị một cách âm ỉ, không rầm rộ. Bệnh về tim mạch tuy rất ít nhưng cũng có thể  biểu hiện cơn đau vùng thượng vị như bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim), suy tim nặng gây gan to, tim to…

Trong một số trường hợp người bệnh ho nhiều (cả trẻ em cả người lớn) gây co thắt cơ hoành cũng gây đau vùng thượng vị hoặc trong bệnh áp-xe cơ hoành cũng gây nên đau vùng thượng vị. Đau vùng thượng vị cũng có thể gặp ở một số trẻ em bị nhiễm giun gây đau bụng.

 Đau bụng do giun thường là đau quanh rốn nhưng cũng có trường hợp ngoài đau quanh rốn có kèm theo đau vùng thượng vị. Viêm ruột thừa là bệnh mà nhiều người đều biết rằng triệu chứng điển hình là đau hố chậu phải nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, nhất là trẻ em thì sau khi đau ở thượng vị mới khu trú đau ở vùng hố chậu phải.

Như vậy đau vùng thượng vị là một triệu chứng của nhiều bệnh, có những bệnh có liên quan với nhau nhưng cũng có những bệnh không liên quan với nhau. Triệu chứng có thể là xuất hiện đột ngột mang tính chất cấp tính như ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày cấp, viêm túi mật cấp, thủng dạ dày,viêm tụy cấp… nhưng cũng rất nhiều bệnh mang tính chất đau âm ỉ, kéo dài như viêm, loét dạ dày – tá tràng mạn tính, viêm đại tràng, nhiễm giun, gan to, suy tim…

Khi bị đau vùng thượng vị nên làm gì?

Với rất nhiều nguyên nhân gây đau vùng thượng vị mà ngay cả bác sĩ cũng phải kết hợp nhiều yếu tố mới chẩn đoán đúng bệnh, vì vậy khi bị đau vùng thượng vị nhất là đau lần đầu, mang tính chất dữ dội thì cần đi khám bệnh ngay để đề phòng các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng (thủng dạ dày – tá tràng, viêm phúc mạc mật, viêm ruột, thừa, ngộ độc thực phẩm cấp tính…) có thể xảy ra.

Những trường hợp bị bệnh mạn tính gây đau vùng thượng vị như  bệnh thuộc về dạ dày, bệnh về đường dẫn mật, bệnh về tim mạch, bệnh nhiễm giun… cũng rất cần khám bệnh định kỳ theo lời dặn của bác sĩ để được theo dõi và điều trị hết nguyên nhân càng sớm càng tốt. Hiện nay nhờ sự tiến bộ của khoa học y học cho nên việc chẩn  đoán và điều trị các bệnh về dạ dày – tá tràng, bệnh về gan mật, tụy tạng, bệnh do giun, bệnh tim mạch… thuận lợi và chính xác hơn rất nhiều.

 Điều trị bệnh tốt nhất là phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Cần có chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Một số bệnh gây đau vùng thượng vị cần kiêng khem trong ăn uống  như bệnh về dạ dày không nên ăn chua cay, không uống rượu, bia, hạn chế uống cà phê và tuyệt đối không hút thuốc lá hoặc tránh căng thẳng thần kinh. Những bệnh thuộc về hệ tim mạch, gan mật cũng rất cần một chế độ điều trị thích hợp, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

Đau dạ dày hãy dùng Trà Dây Thảo Nguyên

 
Chè dây còn có nhiều tên gọi khác là cây chè hoàng gia, cây song nho có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis thuộc loại dây leo mọc chủ yếu ở các vùng núi

chè dây có chứa hợp chất Flavonoid, có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa và có thể cầm máu. Những bộ phận được sử dụng của chè dây là hoa lá và cành. Sử dụng càng nhiều lá càng tốt.chè dây có tác dụng kháng khuẩn có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây đau dạ dày.

Chè dây có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi thấp nên đồng bào các dân tộc miền núi thường dùng để chữa các chứng đau bụng. Loại chè này dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu bị đau dạ dày cấp được chẩn đoán có vi khuẩn HP thì nên kết hợp điều trị bằng Tây y với sử dụng trà dây sẽ có được tác dụng chữa trị tốt nhất.)

Viết một bình luận