Xuất huyết dạ dày còn gọi là chảy máu dạ dày là căn bệnh nguy hiểm xảy ra phổ biến hiện nay. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ phát triển nặng hơn và gây ra biến chứng. Nhất là khi nôn ra máu quá nhiều sẽ gây mất máy đe dọa tới tính mạng tức thì. Do vậy nếu bị xuất huyết dạ dày thì bạn cần biết cách sơ cứu kịp thời, hoặc những ai có người nhà bị căn bệnh này thì cần biết cách sơ cứu kịp thời. Dưới đây là các hướng dẫn sơ cứu khi bị xuất huyết dạ dày.
Triệu chứng xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày được đặc trưng bởi tình trạng bị chảy máu, các cơn đau vùng thượng vị. Cụ thể như sau:
– Nôn ra máu, máu nôn ra có thể là máu đỏ tươi nếu máu vừa chảy ra từ dạ dày được nôn ra ngay hoặc chất nôn ra có màu hồng, nâu là máu còn đọng lại lâu trong dạ dày đã bị hòa loãng và thay đổi bởi dịch dạ dày và thức ăn. Nôn ra máu do xuất huyết dạ dày thường bất ngờ, không báo trước, lượng máu tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. Kèm theo nôn ra máu là cảm giác bị lợm giọng, khó chịu, buồn nôn.
– Đại tiện phân có màu đen, mùi khẳm khó chịu.
– Đau dữ dội vùng thượng vị, sau lan khắp bụng, bụng cứng.
– Các triệu chứng khác: người hay toát mồ hôi, xanh xao, sút cân, thiếu máu,…
Xuất huyết dạ dày là một bệnh nguy hiểm do đó nếu nhận thấy các dấu hiệu nêu trên người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Sơ cứu xuất huyết dạ dày
Nếu là xuất huyết dạ dày bị nôn ra nhiều máu tươi, máu chảy không ngừng thì cần sơ cứu nhanh chóng để tránh gây nguy hiểm tới tính mạng. Các bạn cần thực hiện sơ cứu như sau:
– Sơ cứu tại chỗ: Giữ bệnh nhân nằm yên trên giường ở tư thế đầu thấp chân cao, sinh hoạt ngay tại giường, tuyệt đối không để bệnh nhân đi lại tự do. Nếu cần, ủ ấm cho bệnh nhân.
– Tiếp đến hãy sử dụng ngay các loại thuốc cầm máu (có thể mua tại các hiệu thuốc tây gần nhất hoặc tốt nhất là nên dự trữ thuốc này trong nhà. Trước khi dùng thuốc cần cho người bệnh ăn nhẹ trước.
– Sử dụng nước muối pha loãng (pha khoảng 6-8 gr muối với 100ml nước lạnh) rồi cho bệnh nhân uống từ từ. Nước muối sẽ giúp cho máu đông lại. Bạn có thể dùng cách này trước khi dùng thuốc cầm máu cũng được.
– Sau đó hãy nhanh tróng đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
Chè dây còn có nhiều tên gọi khác là cây chè hoàng gia, cây song nho có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis thuộc loại dây leo mọc chủ yếu ở các vùng núichè dây có chứa hợp chất Flavonoid, có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa và có thể cầm máu. Những bộ phận được sử dụng của chè dây là hoa lá và cành. Sử dụng càng nhiều lá càng tốt.chè dây có tác dụng kháng khuẩn có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây đau dạ dày.Chè dây có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi thấp nên đồng bào các dân tộc miền núi thường dùng để chữa các chứng đau bụng. Loại chè này dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu bị đau dạ dày cấp được chẩn đoán có vi khuẩn HP thì nên kết hợp điều trị bằng Tây y với sử dụng trà dây sẽ có được tác dụng chữa trị tốt nhất.)