Cây dung thuộc họ dung còn có tên gọi là cây lượt, dung san, du đất, có hình dáng là một cây thân to, chiều cao trung bình của loài cây này là khoảng 15m, thân cây có vỏ màu xám. Lá dung có hình dạng bầu dục, đầu nhọn, gốc tròn, có răng cưa ở mép lá, lá non có lông thường mọc so le nhau.
Cây dung mọc rải rác ở những khu vực núi phía Bắc như Thanh Hóa và Tây Nguyên.
Về phương y học, lá dung có vị ngọt và hơi chua, là một loại lá thuốc chữa đau dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, có thể sử dụng dưới dạng nước pha trà uống mỗi ngày với liều lượng là từ 15 đến 30 gram lá dung khô giúp trị tiêu chảy, đầy bụng và đau bụng trong thời gian dài.
Sau gần 10 năm nghiên cứu và thí nghiệm sử dụng nước lá dung được sắc ra để đắp và rửa vết thương, khoa bỏng Viện Quân y 103 đưa ra kết luận rằng loại nước sắc lá dung trên có khả năng làm ức chế các tụ cầu khuẩn cũng như trực khuẩn gram âm giúp hồi phục nhanh những vết bỏng bị nhiễm trùng. Khi sử dụng lá dung, người ta nhận thấy vết bỏng không còn ướt nữa, bay hết mùi hôi cũng như lên da non một cách nhanh chóng.
Bệnh viện Việt Tiệp đã áp dụng sirô và nước sắc của lá dung- lá thuốc chữa đau dạ dày và nhận được nhiều kết quả tích cực. Các bạn cũng có thể áp dụng thêm các vị thuốc dưới đây để chế biến một bài các lá thuốc chữa đau dạ dày: 120 gram lá dung, 40 gram mai mực, 60 gram hương phụ tử chế, 40 gram nam mộc hương, sao vàng, 20 gram kê nội kim, sao vàng.
Cách chế biến Lá dung thành thuốc chữa đau dạ dày
Các bạn tán nhỏ tất cả các vị thuốc ra rồi rây bột và trộn đều tay. Hãy uống 8 gram hỗn hợp bột này cùng nước sôi đã để nguội những khi đói (tốt nhất là 2 lần mỗi ngày) trước bữa ăn khoảng một tiếng.
Ngoài ra, khi rửa sạch và giã nát lá dung, sau đó tiếp tục đem nấu cùng dầu vừng hay dầu lạc, bạn đã có một bài thuốc đắp giúp trị các bệnh da đầu.
Rễ của cây dung có tính mát, vị ngọt nhạt, có công dụng giải khát, hạ sốt, làm se và giảm đau. Mỗi ngày, các bạn lấy từ 10 tới 20 gram rễ dung phơi khô rồi thái nhỏ, đem đi sắc cùng 200ml nước đến khi còn lại khoảng 50ml, uống trong ngày. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể nướng vỏ rễ hơi cháy một chút rồi giã nhỏ, đem đi sắc nước có tác dụng giảm đau bụng do sót máu ở phụ nữ sau khi sanh con.
Với lá thuốc chữa đau dạ dày này, bạn sẽ nhanh chóng ăn uống tốt trở lại
Theo tài liệu của y học Ấn Độ, vỏ dung khi ở dạng bột, nếu được trộn cùng mật ong và được uống mỗi lần từ 1 đến 2 gram có thể chữa được bệnh kiết lỵ, tiêu chảy, viêm kết mạc, các bệnh về gan. Hơn thế, loại lá thuốc chữa đau dạ dày này khi kết hợp với tất bát, hồ tiêu, đàn hương, củ gấu và bạch hoa xà nếu được chế biến đúng cách thành 1 loại thức uống lên men có khả năng kiềm chế sự nghiện rượu.
Nếu như không có đủ thời gian và công sức để chế biến những bài thuốc trên với lá thuốc chữa đau dạ dày trên, các bạn có thể tham khảo về loại thảo dược TRÀ DÂY THẢO NGUYÊN
TRÀ DÂY THẢO NGUYÊN được chọn hái tại vùng núi cao hơn 1500m tại Đà Lạt còn gọi là thau rả (tiếng Nùng), khau rả (tiếng Tày), hồng huyết long, điền bổ trà, ngưu khiên tỵ…, có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis (Hook.et arn.) Planch, thuộc họ nho (Vintaceae). Đây là một loại cây leo, mọc hoang ở trong rừng Dân gian thường hái toàn thân cả lá vào lúc cây chưa có hoa quả, đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao qua rồi hãm với nước sôi như pha trà uống thay nước hàng ngày. Nước chè dây có mùi thơm, vị ngọt, uống khá dễ chịu, uống xong để lại vị ngọt ngót tự nhiên nơi cổ họng rất tuyệt.