Khi bị đau bụng và buồn nôn, bạn thường nghĩ ngay đến đau dạ dày. Tuy nhiên, không phải lúc nào đó cũng là triệu chứng của bệnh đau dạ dày hay viêm loét dạ dày. Bạn cần hiểu rõ những nguyên nhân gây ra cơn đau để có thể xác định được mình có bị viêm loét dạ dày hay không.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra đau bụng, mỗi nguyên nhân lại cần cách điều trị khác nhau.
1.Do axit dịch vị
Một số trường hợp đau bụng, buồn nôn là do dư axit dịch vị gây ra khó tiêu hoặc do trào ngược axit vào thực quản. Ăn thực phẩm có tính axit cao, không nhai đúng cách, ăn uống gấp gáp hoặc vừa ăn vừa làm việc là những nguyên nhân có thể gây ra chứng khó tiêu do axit. Nếu bạn không thay đổi cách ăn uống nó có thể dẩn đến bệnh trào ngược thực quản (GERD)- chứng bệnh xảy ra khi axit chảy ngược vào thực quản gây kích thích niêm mạc thực quản. Dấu hiệu nhận biết trong trường hợp này bao gồm các triệu chứng như ợ nóng, trào ngược, khàn giọng, khó nuốt.
2.Căng thẳng, lo lắng quá mức
Một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2008 cho thấy, đôi khi căng thẳng, lo lắng quá mức có thể dẫn đến đau bụng, kể cả ở trẻ em. Hầu hết bệnh nhân bị đau cơ hoặc đau dạ dày đều mắc các chứng lo âu, hoảng loạn hay các chứng rối loạn trầm cảm khác.
Tiến sĩ Robert Sege từ Đại học Y khoa Tufts, Bệnh viện cho trẻ em thuộc Trung tâm Y khoa New England, Boston, Massachusetts, cho rằng lo âu quá mức hoặc căng thẳng khiến bạn gặp phải một cơn đau thật ở dạ dày chứ không phải chỉ là cảm giác tưởng tượng của thần kinh. Để phòng tránh trường hợp này, bạn nên sinh hoạt và làm việc hợp lý, tránh lo âu hay căng thẳng quá mức.
3.Do không hấp thu được Gluten trong thực phẩm
Một nguyên nhân gây ra đau bụng khác là do cơ thể không hấp thu được Gluten, một chất có trong các sản phẩm làm từ bột mì, lúa mạch như bánh mì, mì sợi… còn được gọi là bệnh Celiac. Đây là một căn bệnh do di truyền và xảy ra khá phổ biến trên khắp thế giới, kể cả ở Việt Nam. Biểu hiện của bệnh này thường là đau bụng, tiêu chảy và sụt cân. Nếu bạn bị mắc chứng bệnh này thì phải ăn uống theo thực thực đơn nhất định, tránh các thức ăn có Gluten để kiểm soát được các triệu chứng của bệnh cũng như để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
4.Không hấp thu được Lactose từ sữa
Triệu chứng thường gặp là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng và đầy hơi trong vòng 30 phút sau khi sử dụng sữa hay các sản phẩm làm từ sữa. Tình trạng này thường được chữa trị bằng cách tránh tiêu thụ thực phẩm từ sữa.
5.Nhiễm trùng dạ dày, đường ruột
Người bị nhiễm ký sinh trùng dạ dày phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn các bệnh khác. Nguyên nhân là do ăn uống các thực phẩm bị ô nhiễm, chưa nấu chín, thức ăn ôi thiu hay bị nhiễm khuẩn. Triệu chứng là đau bụng, sốt, chán ăn, buồn nôn, ói mửa, sụt cân, mất nước, trong phân có máu hoặc chất nhầy. Trong khi các trường hợp nhẹ chỉ gây đau bụng và buồn nôn, trường hợp nặng có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Nước ép mãn cầu xiêm có tác dụng chống ký sinh trùng dạ dày, đường ruột rất tốt.
6.Nhai kẹo cao su quá nhiều
Nhai kẹo cao su là thói quen tưởng chừng như vô hại của rất nhiều người. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã chỉ ra nhai nhiều kẹo cao su đồng nghĩa với việc nuốt nhiều không khí, gây ra hiện tượng đau bụng, đầy hơi. Ngoài ra nhai kẹo cao su có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ bị đau đầu và mắc chứng rối loạn chức năng khớp thái dương. Thế nên nếu bạn bị đau bụng và thường xuyên nhai kẹo cao su thì đã đến lúc bạn nên từ bỏ nó.
Nếu bạn bị đau bụng nặng hoặc đau trong một thời gian liên tục hãy đến bác sĩ khám sớm nhất để có thể xác định được nguyên nhân và điều trị hiệu quả nhất.
Tham khảo thêm cây thuốc chữa bệnh dạ dày ở đường link dưới:
http://www.trieuchungdaudaday.com/2014/08/dau-da-day.html
- Đau dạ dày hãy dùng TRÀ DÂY THẢO NGUYÊN
- Gọi ngay 0978 957 844, 01212 39 79 88
- Chi tiết tại: www.TrieuChungDauDaDay.com – www.TraThaoNguyen.com – ChoVN.vn
- FB: https://www.facebook.com/chuabenhdadaythaoduoc
- Email: ChuaTriBenhDaDay@gmaill.com