Bệnh loét dạ dày và hành tá tràng là loại bệnh mạn tính có tính toàn thân. Biểu hiện chủ yếu của nó là loét dạng hình tròn mạn tính ở dạ dày hoặc hành tá tràng, triệu chứng chủ yếu là đau vùng bụng trên, đau bụng phía bụng trên bên phải hoặc bên trái, thường biểu hiện đau lâm râm liên tục, đau tấy, hoặc đau cồn cào, nó liên quan chặt chẽ với sự ăn uống.
Trung y cho rằng, bệnh là do ăn uống không điều độ, lúc đói lúc no hoặc tham ăn tham uống hoặc ăn thức ăn nguội lạnh sinh lạnh dẫn đến tổn thưong tỳ vị, gây đau ở khoang dạ dày, ợ chua, nôn mửa. Nếu đau dạ dày tái diễn nhiều lần không khỏi sẽ thương tổn đến dương khí tỳ vị, thường kèm theo chứng hư hàn. Đó là do tỳ vị dương khí không đủ, thức ăn khó tiêu hoá gây viêm loét.
Y học hiện đại cho rằng, do thường xuyên ăn uống không điều độ, no đói thất thưòng và do kích thích tinh thần, công năng hoạt động của hệ thống trung khu thần kinh bị đảo lộn, sự phân tiết dịch vị dạ dày không đều, lượng axít trong dạ dày quá nhiều v.v. chức năng bảo vệ của niêm mạc dạ dày và hành tá tràng bị suy giảm, từ đó dần dần hình thành loét dạ dày và hành tá tràng. Vì vậy việc ăn uống điều dưỡng là hết sức quan trọng trong điều trị và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.
Bệnh nhân phải kiêng kỵ tham ăn, tham uống và ăn quá nhiều các chất chua, cay, sinh lạnh. Người bệnh loét dạ dày khi ăn uống phải có giờ giấc, tránh ăn quá đói hoặc quá no, quá nóng hoặc quá lạnh và ăn những chất kích thích. Khi bệnh phát nên ăn ít và chia làm nhiều bữa.
Cách 2-3 giờ ăn 1 lần để tránh cho dạ dày gánh vác quá nặng và bảo đảm trong dạ dày luôn duy trì một lượng thức ăn nhất định để trung hoà axít, giảm thiểu những kích thích có hại của axít đối với vùng bị loét.
Không nên ăn các chất mỡ các chất kích thích như chất cay, hương liệu, chất sinh lạnh nên tuyệt đối tránh vì những chất này không những gây khó khăn cho tiêu hoá hấp thụ, mà còn kích thích phát tiết lượng dịch vị axít quá nhiều, ăn thức ăn quá nóng sẽ khiến giãn nở huyết quản dẫn đến xuất huyết.
Thức ăn quá lạnh sẽ làm cơ thắt huyết quản niêm mạc dạ dày khiến thiếu máu thiếu ôxy, sức đề kháng giảm thấp, hơn nữa nó còn làm dạ dày nhu động, co thắt khiến bệnh càng nặng thêm.
Người bệnh loét dạ dày còn cần kiêng uống nhiều chè, chè là loại chất kích kích axít dạ dày, uống chè sẽ dẫn đến lượng axít trong dạ dày tăng cao khiến sự kích thích vào bề mặt vùng loét mạnh lên, hơn nữa bản thân chất caphêin trong chè cũng kích thích vào vùng loét khiến cho bệnh tình thêm xấu đi.
Sự nguy hại của rượu, thuốc lá đối với người bệnh loét dạ dày càng lớn. Mọi người đều biết, khi uống rượu, một phần chất cồn sẽ được dạ dày hấp thụ, uống nhiều rượu sẽ khiến niêm mạc dạ dày xung huyết, sưng tấy, thậm chí gây loét thêm, khiến bệnh thêm trầm trọng. Còn hút thuốc lá có thể khiến lượng axít và dịch dạ dày tăng lên khiến sự tuần hoàn máu của niêm mạc dạ dày bị biến dạng và giảm thấp sức đề kháng của niêm mạc dạ dày.
Theo số liệu nghiên cứu xác định, hút thuốc càng nhiều nồng độ nicotin trong máu càng cao, lượng axit trong hành tá tràng cũng cao lên, thời gian kích thích của lượng axít đó vào dạ dày cũng kéo dài lên. Một nghiên cứu phân tích quan sát lâm sàng kết quả điều trị của 108 người bệnh hành tá tràng cho thấy, 66 người hoàn toàn khỏi bệnh, 42 người chưa khỏi bệnh trong đó có 91% là hút thuốc lá.
Nguyên là thuốc lá đã ngăn cản sự sản sinh các axít của tuyến tụy, đồng thời nó còn ảnh hưởng sự phân tiết của dịch mật, như vậy đã làm giảm thấp tác dụng trung hoà axít của những dịch thể tính kiềm, từ đó ảnh hưởng việc liền miệng các vết loét dạ dày. Một số nghiên cứu còn cho thấy, tỷ lệ phát bệnh ung thư thượng vị của những người hút thuốc lá rõ ràng cao hơn những người không hút thuốc lá, hơn nữa nếu hút thuốc lá ngay sau khi ăn cơm thì độ nguy hại sẽ càng cao, vì vậy những người mắc bệnh loét dạ dày không những phải kiêng rượu mà còn phải cai thuốc lá.