NHỮNG LÍ DO KHIẾN BẠN NGẤT XỈU

Mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng rồi ngất xỉu là biểu hiện ban đầu của nhiều loại bệnh nguy hiểm. Sau đây là những lý do không ngờ dẫn tới hiện tượng này.



Căng thẳng và lo lắng quá mức
Khi căng thẳng hoặc lo lắng, cơ thể chúng ta có xu hướng thở dốc và hoàn toàn không có khả năng tự điều chỉnh lại nhịp thở của mình. Đặc biệt khi căng thẳng hoặc lo lắng quá mức, cơ thể sẽ xuất hiện một loạt những biểu hiện bệnh lý như choáng váng, tê liệt tạm thời, loạn nhịp tim, mờ mắt, đỏ bừng mặt, ngứa ran ở tay, xung quanh miệng và cuối cùng là ngất xỉu.
Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến cáo chúng ta nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ nhằm phòng tránh các loại bệnh nguy hiểm.


Tụt huyết áp
Huyết áp lý tưởng của một người khỏe mạnh là 120/80 mmHg. Vì thế, bạn sẽ được chẩn đoán là huyết áp thấp nếu chỉ số huyết áp cơ thể bạn dưới 120/80mmHg. Huyết áp của một cơ thể khỏe mạnh cũng thường tụt khi bạn chuyển tư thế đột ngột từ nằm sang đứng hoặc đang ngồi chuyển sang nằm.
Tuy nhiên, tụt huyết áp sẽ gây ra chóng mặt, choáng váng và ngất ở các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, thần kinh, mất nước hoặc mất máu.


Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc phiện, thuốc hạ huyết áp, hoặc thuốc giúp giãn mạch máu nitroglycerin đều có tác dụng phụ khiến người bệnh ngất xỉu.

 Những lý do không ngờ dẫn tới ngất xỉu - 1

Tác dụng phụ của thuốc được ghi trên giấy chỉ định trước khi sử dụng thuốc, tuy nhiên nhiều bệnh nhân vẫn bất ngờ trước những những tác dụng phụ mà các loại thuốc này gây ra.


Bệnh tim mạch
Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới hệ tim mạch là một trong những nhóm đối tượng thường xuyên bị ngất xỉu. Nguyên nhân chính là hệ tim mạch của những bệnh nhân này không điều hòa được nhịp tim. Tim đập quá nhanh hoặc quá chậm đều gây ra hiện tượng rối loạn tuần hoàn não, khiến bệnh nhân mệt mỏi và choáng váng.
Ngất xỉu có thể xảy ra khi nhịp tim đang đập quá nhanh bỗng dừng đột ngột. Nếu hiện tượng này kéo dài quá 5 giây sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Vì thế bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch được khuyến cáo không nên xúc động mạnh.


Hạ đường huyết
Khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 70 mg/dL, cơ thể sẽ có những biểu hiện như mệt mỏi, run tay, chân, đổ mồ hôi, mặt tái nhợt và cuối cùng là ngất xỉu. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyên các bệnh nhân tiểu đường nên ăn uống điều độ nhằm ổn định lượng đường trong máu và tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.


Rối loạn cấu trúc tim
Bác sỹ David G. Benditt thuộc Trung tâm Điều chỉnh Chứng rối loạn nhịp tim, Sở Y tế, Đại học Y Minnesota, Mỹ cho biết: “Những rối loạn cấu trúc của cơ tim, van tim hay mạch máu đều có thể khiến bệnh nhân bị ngất. Hiện tượng này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân”.


Mất nước
Mất nước là hiện tượng cơ thể không nhận được đủ lượng nước cần thiết, gây tụt huyết áp, suy nhược cơ thể, chóng mặt, mệt mỏi, và buồn nôn. Trong một nghiên cứu về “Sinh lý học và Ứng dụng của Sinh lý học” được công bố trên tạp chí European Journal, các nhà nghiên cứu cho biết tình trạng mất nước có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của con người. Vì thế chúng ta nên uống nhiều nước mỗi ngày và biết cách tự chăm sóc sức khỏe bản thân.


Thiếu máu
Triệu chứng chính của bệnh thiếu máu là mệt mỏi. Khi bị thiếu máu, cơ thể sẽ không nhận đủ lượng oxy lên não khiến bạn cảm thấy choáng váng, chóng mặt thậm chí ngất xỉu. Thiếu Vitamin B12 cũng có thể gây ra hiện tượng thiếu máu. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe, chúng ta nên tăng cường ăn các loại thực phẩm dầu dinh dưỡng và bổ máu như gan, thịt bò, ức gà hay bông cải xanh…


Rối loạn thần kinh
Hệ thần kinh là cơ quan trung ương điều khiển và ảnh hưởng trực tiếp tới các hệ, cơ quan khác trên cơ thể. Khi hệ thần kinh bị rối loạn, tín hiệu giữa não bộ và các hệ khác bị gián đoạn. Rối loạn thần kinh ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tim mạch gây rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới huyết áp. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt và ngất xỉu.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng ngất xỉu. Để bảo vệ sức khỏe, các chuyên gia y tế khuyên chúng ta nên chú ý tới chế độ ăn uống và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Viết một bình luận