Đau bụng là một từ chung để chỉ triệu chứng của bất kì cơ quan nào trong ổ bụng có dấu hiệu bất thường. Đau bụng có thể do rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh, đau bụng dạ dày, viêm ruột thừa…mỗi loại đau bụng sẽ có những dấu hiệu giống và khác nhau. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt các loại đau bụng theo vị trí để có thể phát hiện và điều trị một cách kịp thời.
Phân biệt các dạng đau bụng
Bụng là phần ở bụng, được tính từ mũi ức xuống rận dưới đáy bụng. Ổ bụng bao gồm 2 vùng chính là vùng thượng vị (vùng trên rốn ) và vùng hạ vị ( vùng dưới rốn) . Các phần nội tạng cơ bản trong ổ bụng bao gồm: Dạ dạy – Tá tràng, gan, lách, tuỵ tạng, hệ thống mật (đường dẫn mật và túi mật), ruột (đại tràng, ruột non, mạc treo, trực tràng, hậu môn), hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang), riêng với phụ nữ còn có tử cung, buồng trứng, vòi trứng, âm đạo.
Một số cơn đau bụng đơn giản chỉ do chúng ta ăn quá nhiều loại thức ăn trong một lần như thực phẩm sinh hơi, thực phẩm giàu chất béo, trường hợp này đau bụng chỉ kéo dài vài giờ cho đến vài ngày sau khi ta tiêu hóa hết thì sẽ trở lại bình thường, loại đau bụng này không nguy hiểm nhưng cũng cẩn thận với hệ tiêu hóa của bạn.
Tuy nhiên, một số trường hợp đau bụng là dấu hiệu cảnh báo sớm của những bệnh lý nặng hơn liên quan đến các nội tạng bên trong ổ bụng. Nguyên nhân đau bụng của những trường hợp này rất phức tạp và đôi khi có thể xác định sai, chúng ta cần biết một số loại đau bụng nguy hiểm để nhanh chóng đến các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị đúng cách.
phân biệt đau bụng dạ dày
Mỗi loại đau bụng sẽ có các triệu chứng và biểu hiện đi kèm, tùy theo vị trí xuất phát của vùng đau bụng các bác sĩ chuẩn đoán biệt đau bụng thành các dạng sau:
Đau phần giữa bụng:
Đây là một trong những vị trí xuất hiện cơn đau dễ gây hoang mang nhất đối với tâm lý bệnh nhân vì có rất nhiều bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa nằm ở vị trí này. Tuy nhiên, nếu những cơn đau giữa bụng xảy ra thường xuyên và kéo dài, đi kèm với các triệu chứng như đau rát vùng thượng vị, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn và ăn không tiêu… rất có thể bạn đã mắc phải các bệnh lý ở dạ dày như viêm dạ dày, viêm loét hành tá tràng, viêm hang vị dạ dày.
Đau bụng vùng xung quanh rốn:
Đau bụng vùng xung quanh rốn có thể liên quan đến rối loạn ruột non hoặc chớm viêm ruột thừa. Nếu đau bụng xung quanh rốn rồi chuyển xuống vùng bụng dưới bên phải thì rất có thể bị viêm ruột thừa, đây là một loại cấp cứu ngoại khoa cần được tiến hành sớm nếu không ruột thừa có thể bị vỡ và gây viêm phúc mạc rất nguy hiểm.
Bạn có thể kiểm tra đau bụng do viêm ruột thừa ( đau ruột thừa) bằng cách dùng tay ấn vùng đau sẽ thấy đau nhói, kèm theo là buồn nôn, chán ăn, sốt nhẹ, tiêu chảy, táo bón, không thể đánh ” rắm” hoặc sưng vùng bụng.
Đau bụng trên rốn:
Vùng trên rốn hay còn gọi là vùng thượng vị, gần xương ức, ngay dưới mũi ức, nếu đau cách xa mũi ức lệch về bên phải hoặc bên trái. Có cảm giác đau tức, đau rát bỏng hay nóng, hay đau âm ỉ, đau quặn, đau khi đói hoặc sau khi ăn thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh dạ dày.
Đau dưới rốn:
Đau bụng dưới rốn và đau lan sang bên có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn đại tràng, rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng dễ nhận biết nhất khi bị rối loạn tiêu hóa là thay đổi thói quen đi đại tiện, buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, hoặc táo bón và đau từng cơn ở vùng bụng dưới.
Riêng với phụ nữ nếu có dấu hiệu đau bụng âm ỉ, hoặc chuột rút nhói đau ở bụng dưới, đau lan xuống vùng thấp và đùi, ngực căng, đau ở đầu ngực, đau đầu, mệt mỏi, đầy bụng, buồn nôn và ói mửa, đau lưng, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, toát mồ hôi, chân tay bủn rủn, hoa mắt, chóng mặt là dấu hiệu của đau bụng kinh.
Đau bụng trên bên trái:
Đau bụng ở vị trí này ít khi gặp phải nếu khi bị đau có thể do rối loạn đại tràng, u nang buồng trứng với nữ, viêm phần phụ trái..
Bụng trên bên phải:
Nếu đau bụng vùng hạ sườn phải kèm theo biểu hiện chán ăn, ăn không ngon miệng, đầy bụng, khó tiêu có thể do các bệnh lý liên gan đến gan như viêm gan, xơ gan..
Nếu đau dữ dội vùng bụng bên phải, đau lan ra giữa bụng và xuyên ra sau lưng có thể bị viêm túi mật hoặc tiêm tụy, tá tràng
Bụng dưới bên trái:
Đau ở đây thường là rối loạn đại tràng xuống, nơi phân được thải ra. Các rối loạn có thể gồm viêm túi thừa hoặc viêm đại tràng – bệnh Crohn hoặc viêm loét tá tràng.
Bụng dưới bên phải:
Đau bụng vùng hố chậu phải âm ỉ, liên tục, tăng dần: Lúc đầu thường đau ở khu vực xung quanh rốn sau đó khu trú dần về hố chậu phải, kèm theo các triệu chứng khác như nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt nhẹ hoặc sốt vừa.. Các triệu chứng như vậy mô tả triệu chứng đau bụng thường gặp trong bệnh viêm ruột thừa.
Đối với nữ giới, viêm tử cung, buồng trứng, vòi trứng cũng gây đau bụng dưới, đặc biệt là đau bụng dưới do u nang buồng trứng xoắn hoặc chửa ngoài dạ con vỡ, nếu ở bên hố chậu phải thì rất dễ nhầm với viêm ruột thừa cấp tính. Cũng như đau thượng vị, để chẩn đoán chính xác đau hạ vị rất cần có sự hỗ trợ tích cực của cận lâm sàng. Ngoài đau bụng khu trú ở thượng vị hay hạ vị thì có thể gặp đau bụng không thấy khu trú rõ ràng ở một vùng nào nhất định như xoắn ruột, tắc ruột, viêm phúc mạc…
Cẩn trọng những cơn đau bụng nguy hiểm?
Mặc dù đau bụng là triệu chứng thường gặp, phần lớn không nguy hiểm, nhưng cũng có một số trường hợp đau bụng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm. Nếu bạn có các triệu chứng sau hãy nhanh chóng đến các trung tâm y tế để kiểm tra sớm nhằm phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm:
-Đau nặng, tái phát hoặc kéo dài.
-Đau liên tục ngày càng nặng hơn.
-Đau nhói ở phần bụng dưới phải có thể bị viêm ruột thừa cấp, trong vòng 24h phải được phát hiện và được chuyển đến trung tâm y tế kịp thời
-Đau bụng kèm theo thở gấp, chóng mặt, xuất huyết, nôn hoặc sốt cao
.
-Đặc biệt với trẻ nhỏ vì chưa biết nói nên ta khó phát hiện , chuẩn đoán trẻ bị đau bụng. Hãy quan sát kỹ nếu thấy trẻ quấy khóc liên tục thì cần đưa đến bệnh viện sớm
dau dạ dày hãy dùng Trà Dây Thảo Nguyên
Chè dây còn có nhiều tên gọi khác là cây chè hoàng gia, cây song nho có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis thuộc loại dây leo mọc chủ yếu ở các vùng núi
chè dây có chứa hợp chất Flavonoid, có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa và có thể cầm máu. Những bộ phận được sử dụng của chè dây là hoa lá và cành. Sử dụng càng nhiều lá càng tốt
chè dây có tác dụng kháng khuẩn có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuân HP (Helicobacter Pylori) gây đau dạ dày.
Chè dây có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi thấp nên đồng bào các dân tộc miền núi thường dùng để chữa các chứng đau bụng. Loại chè này dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu bị đau dạ dày cấp được chẩn đoán có vi khuẩn HP thì nên kết hợp điều trị bằng Tây y với sử dụng trà dây sẽ có được tác dụng chữa trị tốt nhất