Nếu bạn đang sử dụng quất làm gia vị thường ngày thì hãy lưu ý xem mình có nên dùng hay không để tránh hại sức khoẻ nhé!
|
Cây quất không chỉ là cây cảnh cho ngày Tết mà còn là vị thuốc quý trong cả năm. |
Cây quất không chỉ là cây cảnh cho ngày Tết mà còn là vị thuốc quý trong cả năm.
Trong quất có chứa các thành phần giàu dưỡng chất như pectin 10%, vitamin C 0,13-0,24mg%, Fe 5,1mg%. Cu 0,8mg%, đường, acid hữu cơ và chất fortunelin.
Vỏ quả quất chứa tinh dầu gồm 25 thành phần, trong đó có a-pinen 0,4%, b -pinen 2,7%, sabinen 2,8%, limonen 8,4%, b-ocimen 0,3%, linalol 1,55.
Người bị viêm loét dạ dày tuyệt đối không nên ăn quất
Chữa viêm loét dạ dày cần kết hợp với việc cải thiện thói quen ăn uống khoa học thì mới tiết kiệm được thời gian và chi phí chữa trị.
Vì vậy trong quá trình chữa trị viêm loét dạ dày, bạn cần chú ý nên ăn những loại thực phẩm tốt cho quá trình điều trị. Quất là loại quả có vị chua, có thể gây kích ứng dạ dày của bạn trong khi bạn có một vết loét.
Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của quả quất
Theo Đông y, quả quất vị chua ngọt, tính ấm, có tác dụng chữa ho do phong hàn, các bệnh đường tiêu hóa (đầy tức vùng thượng vị, đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn), đau bụng hoặc sa dạ con sau sinh…
Quả quất có công dụng sát trùng ngoài da và tinh dầu từ vỏ quất có công dụng an thần kinh.
Vì thế, sau những buổi đi chơi, nếu cảm thấy tay chân mỏi mệt, hãy ngâm chân trong chậu nước ấm có để thêm từ hai – bốn quả quất cùng lá hoa hồng.
Dùng chân day quả quất để xoa bóp huyệt chân. Quả quất mềm dần, dịch từ trái tiết ra sẽ làm sạch bàn chân, cánh hoa hồng giúp da chân mịn màng, người sẽ cảm thấy khỏe lại nhanh chóng.
Các bộ phận khác của cây quất như lá, rễ, hạt cũng được dùng làm thuốc.
Lá quất vị cay đắng, tính lạnh, có tác dụng thư can (điều hoà, cải thiện chức năng gan), khai vị khí (kích thích tiêu hoá), thông phế khí, chống nôn, nấc, tiêu hạch…
Hạt quất vị chua cay, tính bình, dùng chữa các bệnh về mắt, viêm họng, tinh hoàn sưng to sa xuống dưới, có hạch ở cổ.
Còn rễ quất vị chua cay, tính ấm, có tác dụng tỉnh tỳ, hành khí và tán kết, dùng chữa chứng nôn do bệnh lý dạ dày, nấc, nghẹn, mụn nhọt.
Khi đại tiện khó khăn, bụng trên đầy trướng: Trái quất 50 g, sắc uống trong ngày
.
Nếu nấc, ợ hơi, chán ăn: Trái quất 500 g thái lát, trộn đều với 500 g đường kính trắng, cho vào lọ kín trong 2 tuần.
Mỗi ngày 25 g nước cốt hòa với nước ấm, chia nhiều lần uống, dùng liên tục trong nhiều ngày.
Đau dạ dày hãy dùng Trà Dây Thảo Nguyên
Chè dây còn có nhiều tên gọi khác là cây chè hoàng gia, cây song nho có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis thuộc loại dây leo mọc chủ yếu ở các vùng núi
chè dây có chứa hợp chất Flavonoid, có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa và có thể cầm máu. Những bộ phận được sử dụng của chè dây là hoa lá và cành. Sử dụng càng nhiều lá càng tốt.
chè dây có tác dụng kháng khuẩn có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuân HP (Helicobacter Pylori) gây đau dạ dày.
Chè dây có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi thấp nên đồng bào các dân tộc miền núi thường dùng để chữa các chứng đau bụng. Loại chè này dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu bị đau dạ dày cấp được chẩn đoán có vi khuẩn HP thì nên kết hợp điều trị bằng Tây y với sử dụng trà dây sẽ có được tác dụng chữa trị tốt nhất.)
Từ khóa bài viết: trái quất và đau dạ dày, trái quất tốt cho dạ dày, kiến thức trái quất và dạ dày, chữa đau dạ dày với trái quất, sức khỏe dạ dày với thuốc chữa bệnh trái quất, thực phẩm thiên nhiên tốt cho dạ dày
>> Làm thế nào để trị dứt điểm triệu chứng đau dạ dày?