Triệu chứng bệnh dạ dày và cách chữa trị

xin cho tôi hỏi

Cách đây 1 năm tôi thấy ợ hơi nhưng không chua sau đó người có cảm giác nôn nao như bị say xe,mệt mỏi,khó chịu ở vùng bụng trên rốn.Tôi đi siêu âm vùng bụng thì không bị làm sao,tôi tự nghĩ là tôi bị đau dạ dày,vì thế tôi có ra hiệu thuốc mua thuốc tây uống 5 ngày thì khỏi và tôi đã dừng thuốc. Đến nay tôi lại thấy các triệu chứng như trên,tôi lại đi siêu âm ổ bụng kết quả không làm sao,vậy có đúng là tôi bị đau dạ dày không?.Hiện nay tôi đang cho con bú,tôi đã mua thuốc Gastro-TĐ của Đông dược Tiến Đức,đã uống được 10 ngày,bệnh đã suy giảm.Tôi đang cho con bú dùng thuốc này có ảnh hưởng gì không?và có khỏi bệnh được không?


Trả lời




* Các triệu chứng của viêm dạ dày có thể bao gồm:


– Đau bụng, thường là phần trên của bụng, từ rốn trở lên đến phía dưới các xương sườn.


– Buồn nôn, đôi khi ói mửa.


– Chán ăn.
– Đầy hơi, ợ hơi, nặng bụng.


Trường hợp của bạn chỉ có triệu chứng ợ hơi, đau bụng và khó chịu có do.Điều này xảy ra vì những lý do sau:


 – Do co thắt thực quản (LES) – van đóng mở giữ cho axit trong dạ dày ở trong dạ dày bị viêm hoặc hoạt động bị yếu đi. Triệu chứng này thường đi kèm trào ngược dịch vị dạ dày (GERD).


 – Những thực phẩm như là sô cô la, các món ăn có nhiều dầu mỡ, cà phê, chất cồn, đường đều làm cho co thắt thực quản hoạt động yếu đi.


 – Ăn một bữa ăn thịnh soạn trong một thời gian ngắn trước khi đi ngủ.


 – Bị thoát vị khe thực quản


 – Áp suất trong dạ dày tăng do  bao gồm do thường xuyên mặc quần áo bó sát hoặc do mắc bệnh béo phì.


 – Dùng thuốc không đúng chỉ định.


 – Thường xuyên hút thuốc lá


 – Căng thẳng thần kinh kéo dài làm tăng quá trình sản sinh axit và làm chậm quá trình tiêu hóa trong dạ dày.

 Chứng ợ chua có nguy hiểm không?

 Mặc dù có tên gọi như vậy nhưng ợ chua không ảnh hưởng tới tim. Đó là do hệ tiêu hóa bị kích thích khiến cho lượng axit tăng. Chứng ợ chua thường xảy ra sau khi ăn.

Nếu như bạn bị chứng ợ chua 1 lần 1 tháng, đó là bình thường. Nhưng nếu bạn bị chứng ợ chua 1 lần/tuần thì nên để ý. Nếu như chứng ợ chua xảy ra hàng ngày hoặc vài lần 1 tuần thì cũng khá rắc rối vì có thể kéo theo những căn bệnh phức tạp về sau, đặc biệt là người mắc ợ chua kinh niên.

 Những nguyên nhân đe dọa thực quản như hẹp thực quản nên gây khó khăn trong việc nuốt thức ăn hoặc viêm thực quản mãn tính tạo điều kiện cho các tế bào tương ứng với nhau trong dạ dày phát triển ở dưới họng. Chính nguy cơ này làm tăng rủi ro phát triển ung thư thực quản.

 Làm thế nào để tránh bị ợ chua?

 Thường có một danh sách liệt kê hướng dẫn bạn những thực phẩm gây ợ chua và những hoàn cảnh sẽ gây ợ chua. Nhưng hãy nhớ rằng nếu những thứ bạn thích không nằm trong danh sách này thì bạn cũng đừng bỏ qua. Nên hiểu rằng có rất nhiều thực phẩm gây ra chứng ợ chua. Không phải những gì bạn ăn vào mà là bạn ăn như thế nào, số lượng bao nhiêu, ăn khi nào.

Bệnh hoàn toàn có thể kiểm xoát nếu thay đổi lối sống và cách ăn uống. Ví dụ bạn có thể rắc một nhúm gia vị lên món pizza, thêm một chút trái cây và lạc-những món này sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

Lượng axit tăng xảy ra do bài tiết quá nhiều dịch vị dạ dày. Khi thức ăn tương tác với nhau, những axit này bào mòn thành dạ dày và tạo ra sự nóng. Không có cách này chữa trị hoặc sơ cứu nếu như loét do tiêu hóa gây ra. Chính vì thế bạn phải cẩn trọng khi ăn thức ăn có tính axit.

 Một trong những nguyên tắc là luôn ăn đúng giờ. Cơ thể bạn là đồng hồ sinh học có cảm giác đói – no và tiết dịch vị để tiêu hóa thức ăn. Uống nhiều nước cũng là một cách hiệu quả để tránh tăng axit. Nước hoạt động như là một chất trung hòa toàn bộ axit trong dạ dày. Uống nước dừa 3 lần/ngày cũng rất có ích.

 Bạn có thể uống nước khi dạ dày rỗng vào buổi sáng. Hoặc ăn chuối là loại quả giúp làm êm dịu. Ăn chuối mỗi ngày không chỉ bổ sung nguồn kali mà còn duy trì độ axit hợp lý trong cơ thể. Táo cũng tương tự như thế. Dưa hấu chứa nhiều sắt và nước làm giảm tính axit.

 Cách chữa truyền thống là uống trà xanh vào bữa ăn chiều hoặc tối để giảm lượng axit hoặc uống nước sôi vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy

Những người bị loét do tiêu hóa phải dùng thuốc đúng giờ để tránh ợ chua do axit. Những người có thói quen hút thuốc hoặc uống rượu nên tránh hoặc từ bỏ thói quen có hại này.

 Ngoài ra, cần chú ý cách ăn uống và:

– Ăn chậm là cách để giúp tiêu hóa chậm trong khi ăn

 – Không nên đi ngủ với cái dạ dày quá đầy: Hãy nghỉ ngơi khoảng 3 tiếng sau khi ăn một bữa ăn trước khi đi ngủ. diều này mang lại cho bạn lượng axit giảm trước khi cơ thể bạn rơi vào trạng thái bị chứng ợ chua hành hạ.

 – Khi nằm ngủ nên gối cao đầu: khi đầu được gối cao sẽ ngăn chặn được việc trào ngược dịch vị dạ dày trong khi ngủ.

 – Ngừng hút thuốc: chất nicotin làm suy yếu chức năng co thắt thực quản, các cơ được kiểm soát mở ra giữa thực quản và dạ dày và ngăn ngừa axit từ dạ dày trào ngược lại thực quản.

 – Mặc quần áo bó sát: quần áo quá bó sẽ làm cho dạ dày dường như bị bóp nghẹt và đẩy lên trên

 – Giảm cân: nếu như bạn đang thừa cân, giảm cân giúp bạn giảm đi triệu chứng này

 – Nhai kẹo cao su: nhai kẹo cao su cũng giảm bớt chứng ợ chua bằng cách kích thích sản sinh ra nhiều nước bọt pha loãng axit dạ dày

 – Uống nước ấm: uống một cốc nước ấm hoặc là trà thảo dược sau bữa ăn có thể trung hòa axit trong dạ dày

 – Không nên ăn thức ăn để lạnh hoặc uống nước lạnh trong bữa ăn.

 – Trái cây và nước trái cây nên uống hợp lý bởi vì chúng chứa nhiều axit

 – Nên giải tỏa tâm lý và loại bỏ stress bởi vì chúng có tác động xấu tới dạ dày và chứng ợ chua.

 – Nên tập thể dục đều đặn

Hi vọng những kiến thức trên có thể giúp bạn bớt triệu chứng ợ hơi, đau bụng. Để không ảnh hưởng đến sức khoẻ bạn có thể đên khám sức khoẻ tại các cơ sở y tế để được bác sĩ hướng dẫn trực tiếp về cách chữa trị và  sử dụng thuốc.


Đau dạ dày hãy dùng Trà Dây Thảo Nguyên

Chè dây còn có nhiều tên gọi khác là cây chè hoàng gia, cây song nho có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis thuộc loại dây leo mọc chủ yếu ở các vùng núi
chè dây có chứa hợp chất Flavonoid, có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa và có thể cầm máu. Những bộ phận được sử dụng của chè dây là hoa lá và cành. Sử dụng càng nhiều lá càng tốt.chè dây có tác dụng kháng khuẩn có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây đau dạ dày.
Chè dây có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi thấp nên đồng bào các dân tộc miền núi thường dùng để chữa các chứng đau bụng. Loại chè này dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu bị đau dạ dày cấp được chẩn đoán có vi khuẩn HP thì nên kết hợp điều trị bằng Tây y với sử dụng trà dây sẽ có được tác dụng chữa trị tốt nhất.)

Viết một bình luận