Do điều trị loét dạ dày – tá tràng phải sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc, cần chú ý tới các tương tác thuốc có thể xảy ra.
Loét dạ dày- tá tràng (LDD-TT) là bệnh phổ biến, việc điều trị thường kéo dài với sự kết hợp của nhiều loại thuốc. Các nhóm thuốc chính gồm: thuốc bao bọc niêm mạc (bismuth, kaolin), thuốc kích thích liền vết loét (viên nghệ), thuốc ức chế phó giao cảm (atropin), thuốc an thần, thuốc kháng acid, thuốc ức chế tiết dịch vị acid (cimetidin, ranitidin, omeprazon). Gần đây với sự phát hiện ra vai trò của vi khuẩn H.pylory lại có thêm chỉ định dùng kháng sinh trong điều trị loét dạ dày- tá tràng. Vì phải sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc thì điều cần thiết là phải chú ý tới các tương tác có thể xảy ra giữa chúng với nhau hoặc với các thuốc khác.
Nhóm antacid chủ yếu đang dùng nhôm hydroxyd và muối hoặc hydroxyd của magiê (có trong gói alusi, viên gastrogel…). Nhóm này có thể hấp thụ một số thuốc khác ở đường tiêu hoá, có xu hướng làm tăng sự tháo sạch ở dạ dày và trong một chừng mực nhất định có thể gây kiềm hoá nước tiểu dẫn tới thay đổi hấp thu và bài tiết của nhiều thuốc khác. Điển hình như việc các antacid làm giảm hấp thu các tetracyclin, digoxin, sắt ở đường tiêu hoá, làm tăng thải trừ salicylat ở thận.
Tương tác thuốc trong điều trị loét dạ dày – tá tràng
Trong nhóm thuốc ức chế tiết dịch vị (kháng H2) cimetidin được dùng nhiều nhất. Nhưng cimetidin lại là một chất có tác dụng ức chế các enzym chuyển hoá thuốc ở microsom gan, có thể làm giảm dòng máu qua gan và làm tăng tác dụng ức chế tuỷ xương của các thuốc khác. Người ta đã biết cimetidin ức chế chuyển hoá và do đó làm tăng tác dụng và độc tính của các benzodiazepin (diazepam, prazepam, alprazolam…), lidocain, phenytoin, theophylin, thuốc chống đông máu, thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng… Cimetidin còn làm giảm hấp thu ketoconazol ở ruột, giảm bài tiết procainamid ở thận và tăng tác dụng ức chế tuỷ xương của carmistin…
Với các thuốc kháng sinh được chỉ định trong điều trị loét dạ dày- tá tràng
Tetracyclin hoặc doxycyclin có thể làm giảm hấp thu, giảm tác dụng của các muối sắt, nhôm hydroxyd, phenobarbital, phenytoin… Amoxycyllin dùng cùng allopurinol, tăng nguy cơ dị ứng ngoài da. Metronidazol hoặc tinidazol dùng cùng với thuốc chống đông như warfarin có thể gây chảy máu nặng, dùng cùng với rượu, bia gây ngộ độc.
Tương tác thuốc trong điều trị loét dạ dày – tá tràng
Các thuốc an thần gây ngủ cũng thường được dùng, tuy vậy diazepam dùng cùng với cimetidin làm tăng các dấu hiệu mơ màng và dễ gây nguy hiểm cho bệnh nhân đang phải lái xe, làm việc với máy móc. Gardenal (phenobarbital) lại là chất gây cảm ứng enzym chuyển hoá thuốc ở microsom gan, do đó làm tăng chuyển hoá và giảm tác dụng của nhiều thuốc khác như: thuốc ức chế beta giao cảm, các corticoid, doxycyclin, quinidin… Seduxen và gardenal còn làm tăng tác dụng ức chế thần kinh nếu sử dụng cùng với các thuốc ức chế khác kể cả rượu bia.
Tuy chưa thể biết hết các tương tác có thể xảy ra, song trên đây là một số tương tác thuốc thường gặp và cần chú ý khi sử dụng thuốc chữa bệnh loét dạ dày- tá tràng. Cần cân nhắc kỹ về loại thuốc phải dùng, cách dùng trong ngày là những việc cần thiết nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tác hại do tương tác thuốc gây ra.
………….
Tham khảo thêm cây thuốc chữa bệnh dạ dày ở đường link dưới:
Đau dạ dày hãy dùng TRÀ DÂY THẢO NGUYÊN
Gọi ngay 0978 957 844, 01212 39 79 88
Chi tiết tại: www.TrieuChungDauDaDay.com – www.TraThaoNguyen.com – ChoVN.vn