Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày và làm tăng 2-6 lần nguy cơ ung thư dạ dày. Vì vậy, tiệt trừ thành công vi khuẩn HP sẽ làm giảm tần suất tái phát viêm loét dạ dày và giảm rõ rệt nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày như thế nào?
H. pylori khi đã vào được cơ thể thì di chuyển rất nhanh, xâm nhập lớp chất nhầy niêm mạc dạ dày và sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, thủng ổ loét, xuất huyết da dày, nếu không cấp cứu kịp có thể gây tử vong.
Thông thường trong những năm đầu nhiễm vi khuẩn HP người bệnh sẽ mắc các bệnh về viêm loét dạ dày tá tràng.
Một điều nguy hiểm hơn là có tới 70-80% người nhiễm vi khuẩn HP không hề có triệu chứng gì, vi khuẩn HP âm thầm phát triển, sự viêm nhiễm kéo dài, lâu dần khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương sâu, các tế bào bị xơ, viêm teo và bị thay thế bằng các mô sản ruột (di sản ruột).
Sự viêm teo mạn tính kết hợp với mô sản ruột lan tỏa lâu ngày khiến sản sinh ra các tế bào ung thư ở dạ dày. Triệu chứng lâm sàng của viêm dạ dày thông thường và ung thư dạ dày khó phân biệt, đều là đau rát vùng thương vị, đầy bụng, khó tiêu, chỉ chẩn đoán phân biệt khi nội soi dạ dày để quan sát tổn thương và lấy mẫu tế bào sinh thiết, làm các xét nghiệm khác.
Đại đa số bệnh nhân ung thư dạ dày khi đau quá không chịu được, gầy sút nhanh mới đến viện khám thì đã ở giai đoạn nguy hiểm, nên tiên lượng rất xấu, chỉ có 15% bệnh nhân sống thêm được 5 năm.
Ung thư dạ dày có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể và cơ hội hồi phục thấp, gây tỷ lệ tử vong rất cao. Thời gian sống của người mắc bệnh trung bình thường dưới 1 năm bất kể khối u ban đầu nằm ở vị trí nào. Hiện tại, chưa có phương pháp nào để kéo dài khoảng thời gian này.
Vì vậy việc phát hiện và điều trị vi khuẩn HP là cách giúp bạn loại bỏ được 50% nguy cơ mắc ung thư dạ dày (50% còn lại thuộc nhóm nguyên nhân khác).
Diệt vi khuẩn HP – Nên kết hợp Đông Tây Y
Khi phát hiện có nhiễm H.P và có triệu chứng viêm loét dạ dày – tá tràng, cần tiến hành điều trị sớm và triệt để bằng các phác đồ kháng sinh kết hợp với thuốc giảm tiết acid.
Tuy nhiên các bác sĩ cũng cảnh báo môi trường a-xít dịch vị có thể làm mất tác dụng của các thuốc kháng sinh, khuẩn H. pylori lại nằm sâu dưới lớp nhày và trong môi trường a-xít có thể dễ dàng “lẩn trốn” được thuốc điều trị bệnh. Đó là nguyên nhân chính khiến cho H. pylori có khả năng kháng thuốc và tiếp tục gây bệnh, sau nhiều đợt điều trị kháng sinh dài ngày mà bệnh cứ tái đi tái lại.
Nhiều người bệnh trị viêm loét dạ dày – tá tràng uống quá nhiều kháng sinh đâm ra sợ thuốc do các tác dụng phụ như loạn khuẩn đường ruột gây rối loạn tiêu hóa, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, tổn thương gan thận, từ đó bỏ dở quá trình điều trị. Đây là một trong những nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, thủng dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày.
Vì vậy sau những đợt kháng sinh dài ngày, để ngăn ngừa tái nhiễm HP, tái phát viêm loét dạ dày người bệnh nên sử dụng kết hợp với các thảo dược có tính chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn H.P. Trong đó nổi bật là Flavonoid và tannin, có trong cây trà dây.