Viêm niêm mạc dạ dày


I. Định nghĩa viêm niêm mạc dạ dày
Theo các chuyên gia y học, viêm dạ dày là hậu quả của sự kích thích niêm mạc bởi các yếu tố ngoại sinh hoặc nội sinh như: nhiễm độc hóa chất, nhiễm khuẩn (vi khuẩn HP), các rối loạn miễn dịch…
Viêm niêm mạc dạ dày được chia thành 2 nhóm là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính. Mỗi nhóm có những đặc điểm riêng. Trong thực tế khám và chữa bệnh hằng ngày, các thầy thuốc gặp chủ yếu là viêm dạ dày mạn tính.

II. Viêm dạ dày cấp tính

1. Định nghĩa

Viêm dạ dày cấp tính chính là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc dạ dày, thường có tính chất tạm thời, có thể kèm xuất huyết niêm mạc và nặng hơn có thể kèm viêm loét niêm mạc dạ dày.

2. Nguyên nhân

Các yếu tố làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày đồng thời làm giảm sản xuất các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày ( dịch nhày bao phủ, pepsin…), giảm lượng máu lưu thông đến dạ dày, do đó làm cho chất acid ứ đọng trong lòng dạ dày dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày:

– Thuốc: Aspirin, thuốc kháng viêm không có steroid, corticoid…
– Thức ăn: thức ăn cay nóng, gây dị ứng…
– Hóa chất: Rượu, thuốc lá, ngộ độc thuốc trừ sâu, acid…
– Vi khuẩn, vi rus: trong thức ăn hoặc thường gặp nhất là HP (Helicobacter pylori)
– Stress, tia xạ…

3. Triệu chứng

Bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp tính có thể không có triệu chứng gì nếu bệnh nhẹ. Trong trường hợp bệnh nặng hơn, bệnh nhân có thể đau bụng, nhiều nhất là vùng thượng vị, đầy chướng bụng, khó tiêu ăn mất ngon, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn. Nặng hơn nữa (viêm có loét chảy máu) có thể nôn ra máu và đi cầu ra phân đen.

Tùy theo tình trạng bệnh, bệnh nhân có thể được cho làm một số xét nghiệm: công thức máu, xét nghiệm phân… Quan trọng và có ý nghĩa nhất là Nội soi dạ dày và sinh thiết niêm mạc dạ dày vùng nghi ngờ có tổn thương

4. Nguyên tắc điều trị

* Không dùng thuốc

– Hạn chế thức ăn kích thích dạ dày: rượu, thuốc lá, cafe, chè, đồ uống có ga, đồ ăn cay nóng…

– Chia làm nhiều bữa trong ngày, ăn nhẹ, thức ăn lỏng mềm, đủ dinh dưỡng

– Thể dục thể thao điều độ, ăn ngủ nghỉ đúng giờ giấc, tránh căng thẳng stress, không thức quá khuya…

– Hạn chế dùng thuốc đã kể trên

* Dùng thuốc

– Giảm tiết acid dịch vị dạ dày,
– Bao bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày
– Diệt vi khuẩn
– Giảm đau, chống co thắt

5. Tiến triển, biến chứng

Nếu chế độ điều trị tốt, hầu hết bệnh nhân viêm dạ dày cấp cải thiện rất nhanh.

Nếu điều trị không tốt, bệnh nhân có thể bị mất máu nhiều do chảy máu rỉ rả, hay bệnh có thể diễn tiến sang viêm dạ dày mạn tính.

Đau dạ dày hãy dùng Trà Dây Thảo Nguyên

Chè dây còn có nhiều tên gọi khác là cây chè hoàng gia, cây song nho có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis thuộc loại dây leo mọc chủ yếu ở các vùng núi
chè dây có chứa hợp chất Flavonoid, có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa và có thể cầm máu. Những bộ phận được sử dụng của chè dây là hoa lá và cành. Sử dụng càng nhiều lá càng tốt.chè dây có tác dụng kháng khuẩn có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây đau dạ dày.
Chè dây có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi thấp nên đồng bào các dân tộc miền núi thường dùng để chữa các chứng đau bụng. Loại chè này dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu bị đau dạ dày cấp được chẩn đoán có vi khuẩn HP thì nên kết hợp điều trị bằng Tây y với sử dụng trà dây sẽ có được tác dụng chữa trị tốt nhất.)

Viết một bình luận