Bệnh viêm hang vị dạ dày là chẩn đoán chung dựa trên thăm khám lâm sàng, qua nội soi sẽ thấy rõ vị trí tổn thương nằm ở đoạn nào của dạ dày và tình trạng, mức độ tổn thương…Tùy theo hình ảnh nội soi mà viêm dạ dày có 7 thể bao gồm viêm dạ dày trợt lồi, viêm dạ dày trợt phẳng, viêm dạ dày phì đại, viêm teo dạ dày, viêm dạ dày trào ngược dịch mật, viêm dạ dày xuất huyết và viêm dạ dày xung huyết.
Viêm hang vị xung huyết là tình trạng niêm mạc vùng hang vị dạ dày viêm, các mạch máu vùng viêm dãn nở do ứ máu nhiều. Bệnh không nguy hiểm nếu như phát hiện sớm nên có các biện pháp điều trị bệnh sớm, nhất là cháu nên tới bệnh viện có chuyên khoa để điều trị một cách dứt điểm nhất. Một số kiến thức về bệnh viêm xung huyết dạ dày mà bạn có thể tham khảo.
– Nguyên nhân gây bệnh: là do chế độ ăn uống không hợp lý , uống nhiều bia rượu, do dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid, do yếu tố thần kinh căng thẳng, do bệnh lý nội tiết và đặc biệt viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
– Biểu hiện chủ yếu là đau bụng cồn cào kèm theo ợ hơi, ợ chua, có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Để chẩn đoán viêm hang vị xung huyết phải dựa vào hình ảnh trên nội soi, thấy rõ được vùng hang vị đang bị xung huyết.
– Nếu đã biết mình mắc bệnh, bạn cần xét nghiệm xem có nhiễm vi khuẩn HP không? Nếu có cần phải điều trị bằng kháng sinh. Ngoài ra, cần sử dụng thêm các thuốc băng niêm mạc dạ dày, trung hòa dịch vị, nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày, an thần.
– Việc điều trị bệnh viêm dạ dày thường mất nhiều thời gian nên có tác động rất lớn tới tâm lý người bệnh. Nếu người bệnh càng lo lắng thì bệnh càng lâu khỏi, thậm chí có những lúc còn cảm thấy nặng hơn. Do vậy ngoài việc đi khám bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ đúng phác đồ điều trị, thời gian điều trị, chế độ ăn uống, bạn cần có một tinh thần thoải mái, chế độ dinh dưỡng phù hợp, không ăn đồ cay, nóng; nên cai rượu, thuốc lá…
– Lời khuyên về bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày
+ Chế độ ăn uống
+ Không bỏ bữa. Ăn chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên để quá đói hoặc quá no.
+ Khi cơn đau xuất hiện: nên ăn một ít hay uống một ly sữa nhỏ để trung hòa HCl, tạm thời làm giảm cơn đau vì sữa là một chất đệm yếu
+ Ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, ít mỡ, ít chất kích thích gây tăng tiết dịch vị như món cay, chua, mặn…
+ Không ăn bữa cuối cùng trong ngày gần giấc ngủ
+ Bỏ thuốc lá và rượu
Ngoài ra, bạn nên tránh làm việc quá căng thẳng, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.
Đau dạ dày hãy dùng TRÀ DÂY THẢO NGUYÊN
TRÀ DÂY
TRÀ DÂY THẢO NGUYÊN được chọn hái tại vùng núi cao hơn 1500m tại Đà Lạt còn gọi là thau rả (tiếng Nùng), khau rả (tiếng Tày), hồng huyết long, điền bổ trà, ngưu khiên tỵ…, có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis (Hook.et arn.) Planch, thuộc họ nho (Vintaceae). Đây là một loại cây leo, mọc hoang ở trong rừng Dân gian thường hái toàn thân cả lá vào lúc cây chưa có hoa quả, đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao qua rồi hãm với nước sôi như pha trà uống thay nước hàng ngày. Nước chè dây có mùi thơm, vị ngọt, uống khá dễ chịu, uống xong để lại vị ngọt ngót tự nhiên nơi cổ họng rất tuyệt.