Ung thư dạ dày là bệnh ung thư thường gặp ở đường tiêu hóa. Một trong các nguyên nhân gây ung thư dạ dày là chế độ ăn uống không khoa học. Dưới đây là một số loại thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày hiệu quả.
1. Các loại nấm
Nấm có tác dụng tăng cường miễn dịch và phòng tránh ung thư dạ dày.
Một số loại nấm đã được chứng minh là có tác dụng phòng tránh ung thư dạ dày nhe nấm đông cô, nấm hương, nấm kim châm và nấm mèo (mộc nhĩ). Trong nấm đông cô, mộc nhĩ đen và mộc nhĩ trằng có chứa hàm lượng lớn chất polysaccharides – một chất chống ung thư hữu hiệu. Ngoài ra các chất xơ, sợi thô và canxi có trong các loại nấm cũng có tác dụng tăng cường miễn dịch và phòng tránh ung thư hiệu quả.
2. Tỏi
Tỏi có công dụng làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và tiêu diệt các chất gây ung thư. Hợp chất allium được tìm thấy trong tỏi có tác dụng giúp ngăn chặn các chất gây ung thư xâm nhập vào các tế bào trong cơ thể, đồng thời còn có khả năng chậm sự phát triển của các tế bào ung thư. Theo điều tra dịch tễ học, những người thường xuyên ăn tỏi sống có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày là rất thấp do tỏi có thể làm giảm đáng kể hàm lượng nitrit và sự tổng hợp của amoni nitrit trong dạ dày, từ đó giúp phòng tránh ung thư.
3. Cà chua
Cà chua có chứa hàm lượng lycopene và renieratene khá lớn, đây là các chất chống oxy hóa, có tác dụng trung hòa free radical trong cơ thể, dự phòng ung thư dạ dày và các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Ngoài ra, tiêu thụ cà chua còn giúp phòng tránh ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt hiệu quả.
4. Cà rốt
Cà rốt không chỉ tốt cho mắt mà còn có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư. Chất beta-carotene có nhiều trong cà rốt có thể giúp giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư trong đó có ung thư như phổi, họng, dạ dày, đại trực tràng, tuyến tiền liệt và vú.
Cà rốt chưa nhiều beta-carotene giúp ngừa ung thư dạ dày hiệu quả.
Cà rốt chưa nhiều beta-carotene giúp ngừa ung thư dạ dày hiệu quả.
5. Súp lơ
Súp lơ là loại rau họ cải có tác dụng phòng tránh ung thư hiệu quả. Trong súp lơ có chứa nhiều nguyên tố vi lượng molipden có thể ngăn chặn sự hình thành nên dicyclohexylamine nitrate – một chất gây ung thư. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong súp lơ còn có chứa một loại men có tác dụng hạn chế sự hình thành tế bào ung thư. Các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung nhiều súp lơ trong bữa ăn hằng ngày để giúp phòng tránh ung thư thực quản và ung thư dạ dày một cách có hiệu quả.
6. Hành tây
Hành tây có chứa những chất của quercetin gỗ sồi, vốn là chất chống ung thư tự nhiên. Bên cạnh đó, ăn nhiều hành tây còn giúp làm giảm hàm lượng nitrit dạ dày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên ăn hành có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày thấp hơn 25% và tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày thấp hơn 30% so với những người không ăn hành.
Hành tây có chứa chất chống ung thư tự nhiên giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
Hành tây có chứa chất chống ung thư tự nhiên giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
7. Đậu phụ
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học bệnh viện Đại học quốc gia Seoul và Trung tâm kiểm soát ngăn ngừa dịch bệnh Hàn Quốc, ăn đậu phụ mỗi ngày sẽ giúp giảm 90% nguy cơ ung thư dạ dày. Các nhà nghiên cứu cho rằng chất isoflavon trong protein đậu nành có khả năng ngăn chặn các tế bào ác tính phát triển và gây ra cơ chế tự hủy ở các tế bào này. Chất isoflavon còn giúp kiềm chế khuẩn helicobacter pylori – một trong các nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy đậu nành giúp giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
8. Mầm cải xanh
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy, ăn 70g mầm cải non hàng ngày có thể ngăn ngừa bệnh viêm, loét dạ dày và ung thư dạ dày. Theo các nhà khoa học, trong mầm cải tươi có chứa nhiều chất sulforaphane – một hóa chất sinh học tự nhiên giúp sản xuất ra các enzyme chống lại quá trình oxy hóa, các hóa chất phá hủy DNA và các chất gây viêm sưng.
Chè dây còn có nhiều tên gọi khác là cây chè hoàng gia, cây song nho có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis thuộc loại dây leo mọc chủ yếu ở các vùng núi
chè dây có chứa hợp chất Flavonoid, có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa và có thể cầm máu. Những bộ phận được sử dụng của chè dây là hoa lá và cành. Sử dụng càng nhiều lá càng tốt.chè dây có tác dụng kháng khuẩn có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuân HP (Helicobacter Pylori) gây đau dạ dày.
Chè dây có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi thấp nên đồng bào các dân tộc miền núi thường dùng để chữa các chứng đau bụng. Loại chè này dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu bị đau dạ dày cấp được chẩn đoán có vi khuẩn HP thì nên kết hợp điều trị bằng Tây y với sử dụng trà dây sẽ có được tác dụng chữa trị tốt nhất