Hậu quả và cách điều trị bệnh viêm dạ dày cấp tính
Nguyên nhân nào gây nên viêm dạ dày cấp tính
* Yếu tố bên ngoài:
– Thường bệnh có thể là do bệnh nhân ăn phải các thức ăn không tốt, quá nóng hoặc quá lạnh thường xuyên làm dạ dày bị hư tổn, Hoặc do ăn phải những thực phẩm không đảm bảo an toàn và có thể nhiễm một số loaị vi khuẩn, virut và độc tố chúng tiết da gây hại tới niêm mạc dạ dày từ đó gây nên viêm.
Cũng có thể là do
– Sử dụng một số chất kích thích thường xuyên như bia rượu, cà phê, hút thuốc …là những nguyên nhân gây dán tiếp hoặc trực tiếp gây nên bệnh viêm dạ dày.
– Sử dụng một số loại thuốc tây có tác dụng phụ hại cho dạ dày như: aspirin, APC, natri salicylat, sulfamid, corntancyl, phenylbutazon, reserpin, digitalis…
* Yếu tố bên trong:
Những người mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp như: cúm, sởi, bạch hầu, thương hàn, viêm phổi, viêm ruột thừa…, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, thoát vị hoành, Dị ứng thức ăn: tôm, sò, ốc, hến…
Hậu quả của bệnh đau dạ dày cấp gây ra
Quá trình viêm diễn ra từ vài giờ đến vài ngày, liền sẹo nhanh, phục hồi hoàn toàn. Song nếu bị nhiều đợt có thể chuyển thành viêm mạn, vì niêm mạc bị phá hủy liên tiếp và có vai trò của cơ chế tự miễn. Viêm dạ dày thể ăn mòn hoặc xuất huyết có thể dẫn đến shock, trụy tim mạch…
Điều trị viêm dạ dày cấp tính
Trước hết là chế độ ăn, tùy theo tình trạng mà có thể cần nhịn ăn thay bằng truyền tĩnh mạch trong 1 – 2 ngày đầu, sau đó uống sữa, ăn súp, thức ăn mềm, rồi ăn cơm bình thường.
Nguyên tắc chung trong điều trị là bù nước điện giải và chống shock ; nếu có nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh, nếu có xuất huyết tiêu hóa thì điều trị theo phác đồ xuất huyết tiêu hóa; nếu do ngộ độc hoặc uống nhầm hóa chất thì phải rửa dạ dày…
Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà cân nhắc sử dụng các thuốc antacid, các thuốc giảm tiết hoặc các thuốc băng se và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Đối với bệnh viêm dạ dày cấp tính cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh gặp phải trường hợp bệnh trở nên mãn tính khó điều trị. Cách tốt nhất là các bạn nên phòng tránh bệnh một cách hợp lý. Và nếu thấy có biểu hiện gì lạ thì nên tới gặp các bác sĩ để được chuẩn đoán một cách chắc chắn nhất nhé!
Đau dạ dày hãy dùng Trà Dây Thảo Nguyên
Chè dây còn có nhiều tên gọi khác là cây chè hoàng gia, cây song nho có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis thuộc loại dây leo mọc chủ yếu ở các vùng núi
chè dây có chứa hợp chất Flavonoid, có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa và có thể cầm máu. Những bộ phận được sử dụng của chè dây là hoa lá và cành. Sử dụng càng nhiều lá càng tốt.chè dây có tác dụng kháng khuẩn có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây đau dạ dày.
Chè dây có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi thấp nên đồng bào các dân tộc miền núi thường dùng để chữa các chứng đau bụng. Loại chè này dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu bị đau dạ dày cấp được chẩn đoán có vi khuẩn HP thì nên kết hợp điều trị bằng Tây y với sử dụng trà dây sẽ có được tác dụng chữa trị tốt nhất.)