Cây Bạch Thược Chữa Đau Dạ Dày

Dùng cây Bạch Thược chữa đau dạ dày là một trong những phương pháp chữa đau dạ dày sử dụng cây thảo dược theo phương pháp Đông Y. Được đánh giá là một trong những loại cây thảo dược, cây thuốc nam chữa bệnh có nhiều tác dụng, cây Bạch Thược được sử dụng như một thành phần chính trong nhiều bài thuốc nam chữa đau dạ dày, viêm dạ dày hay loét dạ dày.
Chữa bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày hay những chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa bằng thảo dược và thuốc nam đang nhận được sự quan tâm của nhiều người bệnh. Sử dụng thuốc nam chữa đau dạ dày luôn mang lại những ưu điểm vượt trội, hiệu quả cao trong khi rất an toàn và không gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Chữa đau dạ dày

Sử dụng thảo dược, cây thuốc nam chữa bệnh
đau dạ dày được áp dụng khá rộng rãi. Có rất nhiều các loại cây thuốc
nam chữa bệnh dạ dày rất tốt. Việc kết hợp những loại thảo dược và cây
thuốc nam với nhau mang lại những bài thuốc nam chữa bệnh đau dạ dày rất
hiệu quả. Cây Bạch Thược là một trong những loại cây thuốc nam quý, có
tác dụng chữa các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa rất hiệu quả.
Có thể sử dụng cây Bạch Thược chữa đau dạ dày một cách riêng biệt hoặc
kết hợp với những loại cây thuốc nam khác bào chế thành những bài thuốc
nam chữa bệnh rất tốt. Với công dụng cũng như tác dụng chữa bệnh, Đông Y
thường sử dụng cây Bạch Thược cho những bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày,
đau đại tràng, trị táo bón, rối loạn kinh nguyệt…


Cây Bạch Thược hay còn được biết đến với tên gọi khác: Bạch Thược Dược. Cây Bạch Thược có tên khoa học là: Radix Peoniae Lactiflorae. Trong Đông Y và dan gian thường sử dụng rễ của cây Bạch Thược phơi hoặc sấy khô để làm thuốc chữa bệnh.

Bạch Thược là loài cây thân thảo, sống lâu năm. Cây Bạch Thược cao từ 50 đến 80 cm. Rễ của cây Bạch Thược là loại rễ củ to, mập, mặt ngoài màu nâu, ruột có màu trắng hoặc màu hồng nhạt. Thân cây Bạch Thược nhẵn, mọc thẳng.

Lá của cây Bạch Thược chữa đau dạ dày mọc so le, có cuống dài, chia thành 3 đến 7 thuỳ. Lá của cây Bạch Thược có hình trứng hoặc hình mác thuôn. Lá của cây Bạch Thược dài từ 8 đến 12 cm, là rộng từ 2 đến 4 cm, đầu lá nhọn.

chữa đau dạ dày
Hoa của cây Bạch Thược to, mọc riêng lẻ, hoa ra ở ngọn và thân của cây. Hoa có nhiều cánh màu trắng, nhị màu vàng.

Hoa của cây Bạch Thược nở trong khoảng tháng 5 đến tháng 7. Cây Bạch Thược đậu quả trong tháng 8 và tháng 9 hàng năm.

Bạch Thược là loài cây bụi ưa ẩm và nhiều ánh sáng. Cây thích hợp với những vùng có khí hậu mát mẻ, vùng núi cao có nhiệt độ trung bình từ 15 đến 30 độ C. Cây Bạch Thược được trồng bằng hạt. Cây bắt đầu ra hoa sau 4 đến 5 năm tuổi.

CÁC BÀI THUỐC NAM TỪ BẠCH THƯỢC

Bạch Thược chữa chứng táo bón kinh niên

Bạch Thược 24 – 40g, Cam Thảo 10 – 15g. Tất cả sắc lấy nước uống, chia 2 – 3 lần trong ngày. Thường uống 2 – 4 thang là khỏi. Nếu là táo bón kinh niên cần uống mỗi tuần 1 thang nhắc lại.

Bạch Thược chữa loét dạ dày

Bạch Thược 15 – 20g, Cam thảo 12 – 15g; nếu tỳ vị hư hàn, cho thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ mỗi vị 12g, Hhục linh 20g, Han khương 10g. Sắc lấy nước uống.

Bạch Thược chữa các chứng đau bụng

Sài hồ 6g, Bạch thược 12g, Chỉ thực 6g, Chích cam thảo 4g, sắc uống trong ngày.
– Trường hợp kiết lị đau bụng mót rặn dùng Bạch Thược 24g, hoàng cầm 12g, xuyên liên 6g, đại hoàng 8g(cho sau), mộc hương 8g (cho sau), bình lang 8g, đương quy 12g, nhục quế 2g, cam thảo 4g. Tất cả sắc uống.

Bạch Thược chữa chứng co giật cơ

Bạch thược 16g, cam thảo 16g. Tất cả sắc uống ngày 1 thang. Có thể dùng thêm bài thuốc: Bạch Thược 30g, quế chi 15g, cam thảo 15g, mộc qua 10g, sắc uống ngày 1 thang. Cần uống 3 – 5 thang có kết quả.

Bạch Thược chữa rối loạn kinh nguyệt

Bạch thược 12g, đương quy 12g, hương phụ chế 8g, sinh địa 10g, sài hồ 10g, xuyên khung 10g, thanh bì 6g, cam thảo 3g, sắc uống ngày 1 thang trị đau bụng kinh.

Đau dạ dày hãy dùng Trà Dây Thảo Nguyên

Chè dây còn có nhiều tên gọi khác là cây chè hoàng gia, cây song nho có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis thuộc loại dây leo mọc chủ yếu ở các vùng núi
chè dây có chứa hợp chất Flavonoid, có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa và có thể cầm máu. Những bộ phận được sử dụng của chè dây là hoa lá và cành. Sử dụng càng nhiều lá càng tốt.chè dây có tác dụng kháng khuẩn có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây đau dạ dày.
Chè dây có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi thấp nên đồng bào các dân tộc miền núi thường dùng để chữa các chứng đau bụng. Loại chè này dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu bị đau dạ dày cấp được chẩn đoán có vi khuẩn HP thì nên kết hợp điều trị bằng Tây y với sử dụng trà dây sẽ có được tác dụng chữa trị tốt nhất.)

Viết một bình luận