H.Pylori – Có nên “truy cùng giết tận”?

Nên phòng đúng bệnh

Quan niệm phòng bệnh hơn chữa bệnh đôi khi gây ra những nỗi ám ảnh rất lớn đối với bệnh nhân bị đau dạ dày, đặc biệt là thông tin vi trùng H.Pylori gây viêm loét dạ dày và có thể dẫn đến ung thư dạ dày.

Họ bắt đầu cuộc hành trình xét nghiệm – truy tìm H.Pylori bằng cách thực hiện các xét nghiệm như thổi bong bong, thử máu, Clotest, nội soi dạ dày…mà không cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu tìm thấy vi trùng H.Pylori thì họ sẽ bắt đầu sa đà vào hành trình điều trị – tận diệt H.Pylori như dùng kháng sinh thật mạnh và có khi kéo dài hàng tháng trời.

Tạp chí Y khoa New England Journal of Medicine của Mỹ đã công bố việc điều trị H.Pylori ở người bị đau dạ dày nhưng không thấy vết loét dạ dày khi nội soi là vô nghĩa – bệnh nhân vẫn còn đau dạ dày dù đã diệt hết H.Pylori! Việc điều trị tận diệt H.Pylori theo quan điểm sai lầm trên đã gây khó cho các bác sĩ vì khi cần điều trị thực sự thì vi trùng đã kháng thuốc! Trong khi với những trường hợp này thì chỉ cần tuân thủ chế độ sinh hoạt khoa học, giảm stress, không hút thuốc, tăng cường tập thể dục, đảm bảo vệ sinh ăn uống là bệnh có thể thuyên giảm và dần khỏi.

Thêm vào đó, các tổ chức y khoa trên thế giới không đưa ra bất kỳ khuyến cáo nào về việc người bình thường nên khám tổng quát để tìm và diệt vi trùng H.Pylori nhằm phòng ngừa ung thư dạ dày.

Cần trị đúng cách


Đau dạ dày được chia thành hai dạng để phân biệt: đau dạ dày bệnh lý và đau dạ dày cơ năng (đau vì áp lực, sự lo lắng, không phải đau vì bị loét). Khi có các triệu chứng báo động như sụt cân, thiếu máu, nôn mửa sau khi ăn, đi tiêu phân đen nhiều lần trong ngày hay trên 40 tuổi kèm đau dạ dày kéo dài trên hai tuần… thì không nên xem nhẹ, cần đến ngay bác sĩ. Dựa trên những triệu chứng báo động này bác sĩ sẽ chỉ định nội soi dạ dày, nếu trong quá trình này phát hiện vết loét và có vi trùng H.Pylori, bạn sẽ nhận được phác đồ điều trị.

Helicobacter pylori (HP) – Viêm loét, ung thư dạ dày

Việc tiệt trừ H.Pylori trong các trường hợp loét dạ dày, viêm dạ dày mạn tính đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa loét dạ dày tái phát, ngừa ung thư dạ dày và gần đây nhất là được chỉ định cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn sớm sau cắt niêm mạc qua nội soi.

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, việc kiểm tra sau điều trị để xác định đã hết vi trùng chưa cũng vô cùng cần thiết. Một sai lầm phổ biến nhất là người bệnh không ngưng thuốc theo yêu cầu khi tiến hành thử lại vi trùng.

Tất cả các xét nghiệm thử lại vi trùng đều yêu cầu ngưng dùng kháng sinh trước bốn tuần, thuốc ức chế acid trước hai tuần để đảm bảo kết quả chính xác. Một sai lầm khác là kiểm tra lại vi trùng sau điều trị bằng xét nghiệm máu!

Xét nghiệm máu trong thời gian này sẽ cho ra kết quả dương tính cho dù bệnh nhân đã hết hay còn vi trùng, vì đây có thể là kháng thể của cơ thể tạo ra chống lại vi trùng, không phải H.Pylori.

Từ khóa bài viết: Thứ bạn ăn đang giết bạn, gluten là gì, lời khuyên từ chuyên gia về ăn uống, bệnh celiac, xét nghiệm celiac, chế độ ăn khi bị celiac, celiac là gì, glutten và cách phòng chống
……………
Tham khảo thêm cây thuốc chữa bệnh dạ dày ở đường link dưới:
http://www.trieuchungdaudaday.com/2014/08/dau-da-day.html

Viết một bình luận