Xử trí bong gân

 Bong gân là tổn thương dây chằng, do sự kéo giãn quá mức gây ra. Dây chằng có thể bị rách hoặc có thể đứt lìa hoàn toàn. Bong gân hay xảy ra nhất ở khớp cổ chân, đầu gối hoặc khớp khủy, khớp vai… Khi bong gân dây chằng bị bong sưng nề lên nhanh chóng và rất đau.

Bong gân là tổn thương dây chằng, do sự kéo giãn quá mức gây ra. Dây chằng có thể bị rách hoặc có thể đứt lìa hoàn toàn. Bong gân hay xảy ra nhất ở khớp cổ chân, đầu gối hoặc khớp khủy, khớp vai… Khi bong gân dây chằng bị bong sưng nề lên nhanh chóng và rất đau.

Cách xử trí đúng

Kê hoặc nâng cao nhẹ nhàng nơi bị tổn thương để ngăn ngừa hoặc hạn chế sưng. Chườm nước đá hoặc nước lạnh lên vùng tổn thương bị bong gân trong 10 – 15 phút. Cách này sẽ làm bớt đau và giảm sưng. Dùng băng cuộn hay vải, băng thun băng ép khớp bị bong gân lại. Làm như vậy sẽ giúp giảm đau, giảm sưng và nâng đỡ chỗ bị tổn thương. Dùng nẹp cố định rồi đưa người bệnh đến y tế để khám. Hoặc gọi y tế trợ giúp. Những ngày đầu cần để chi bị tổn thương nghỉ ngơi. Tuy nhiên, không dừng hoàn toàn các hoạt động mà bạn vẫn có thể luyện tập các cơ khác thông thường để tránh mất
điều hòa và cứng khớp do bất động lâu.



Những sai lầm khi xử trí bong gân

Bong gân là một trong những tổn thương rất hay gặp và sẽ để lại nhiều hậu quả nếu không điều trị đúng cách. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân thường chủ quan với chấn thương này và không tuân thủ đúng điều trị, cho rằng bong gân không quan trọng, vì thế dẫn đến sai lầm do tự điều trị.
Dùng rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương, đây là sai lầm nghiêm trọng vì tổn thương dây chằng nghiêm cấm dùng các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn. Trong khi tổn thương này cần dùng các thuốc gây lạnh và làm giảm đau tại chỗ.
Các chất có tính nóng chỉ nên dùng trong trường hợp gãy xương vì tác dụng của sức nóng sẽ làm tăng tiết dịch, máu làm nhanh liền xương hơn. Nhưng tuyệt đối không nên xoa vào nơi dây chằng tổn thương vì có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp sau này.

Đau dạ dày hãy dùng Trà Dây Thảo Nguyên


Chè dây còn có nhiều tên gọi khác là cây chè hoàng gia, cây song nho có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis thuộc loại dây leo mọc chủ yếu ở các vùng núi


chè dây có chứa hợp chất Flavonoid, có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa và có thể cầm máu. Những bộ phận được sử dụng của chè dây là hoa lá và cành. Sử dụng càng nhiều lá càng tốt
.
chè dây có tác dụng kháng khuẩn có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuân HP (Helicobacter Pylori) gây đau dạ dày.


Chè dây có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi thấp nên đồng bào các dân tộc miền núi thường dùng để chữa các chứng đau bụng. Loại chè này dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu bị đau dạ dày cấp được chẩn đoán có vi khuẩn HP thì nên kết hợp điều trị bằng Tây y với sử dụng trà dây sẽ có được tác dụng chữa trị tốt nhất.)

Viết một bình luận